Thạc Sĩ Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 24/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị 7
    1.1. Một số vấn đề chung về nước sạch và hoạt động cấp nước sạch đô thị 7
    1.2. Quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị 15
    1.3. Kinh nghiệm nước ngoài và các địa phương trong nước về quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị 33
    Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 41
    2.1. Khái quát đặc điểm hình thành hệ thống cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 41
    2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị ở Thanh Hoá 46
    2.3. Đánh giá chung 69
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 82
    3.1. Phương hướng 82
    3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 84
    Kết luận 105
    Danh mục tài liệu tham khảo 109
    phụ lục 114

    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hoạt động cấp nước là hoạt động có liên quan đến cả ba khâu sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Nước sạch là loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Trong thời gian qua, hoạt động cấp nước nhất là cấp nước đô thị luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp bộ ngành và các nhà tài trợ quốc tế. Đặc biệt, ngày 11/7/2007 Chính phủ ban hành nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch là cơ sở cho tổ chức, quản lý cấp nước đô thị.
    Sau gần 20 năm đổi mới, tốc độ đô thị hoá của cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng phát triển rất nhanh. Năm 1989, dân số thành thị Thanh Hoá mới có 215,5 ngàn người bằng 7,2% tổng số dân (2,99 triệu người), thì năm 2006 có 360,3 ngàn người bằng 9,8 % tổng số dân (3.68 triệu người) tăng 144,8 ngàn người, như vậy tăng 67,2% so với năm 1989. Đây là một áp lực đối với hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
    Tính đến nay, Thanh Hoá đã có 18 dự án được triển khai với tổng vốn đầu tư khoảng 314 tỷ đồng, nhằm thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2010 trong đó có cấp nước. Tổng công suất cấp nước đô thị hiện nay là 65.410 m3/ngày, bảo đảm khoảng 90% dân số đô thị được cấp nước sạch với mức 89lít /người/ngày, tỷ lệ thất thoát nước sạch đã giảm xuống 30% so với 48% năm 1999. Đã có 15 trong tổng số 30 thị trấn có hệ thống cấp nước tập trung với quy mô từ 500 - 2000m3/ngày được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngân sách.
    Những thành quả trên, cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành có liên quan và công ty cấp nước Thanh Hoá đã nói lên tầm quan trọng cũng như mức độ cấp thiết của nước sạch đô thị trong chiến lược chung nhằm phát triển kinh tế xã hội, bảo vệc sức khoẻ cộng đồng, từng bước nâng cao mức sống dân cư. Tuy nhiên, hoạt động cấp nước có những điều kiện đặc thù, bởi nước sạch đô thị là hàng hoá cá nhân được cung ứng công cộng, cần được đầu tư vốn lớn nhưng khả năng thu hồi vốn thấp, do đó việc xã hội hoá hoạt động cấp nước gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gia tăng dân số đô thị ngày càng cao đã tạo những áp lực rất lớn cho hoạt động cấp nước sạch đô thị cả về số lượng và chất lượng.
    Sự phát triển của ngành cấp nước đô thị Thanh Hoá trong thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ đô thị hoá, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và dân sinh. Nhiều dự án cấp nước ở các thị trấn đầu tư không đồng bộ, đầu tư theo kiểu phong trào, quy hoạch không hợp lý, hiệu suất thấp và năng lực quản lý kỹ thuật yếu kém. Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Trong đó có vấn đề nổi cộm như: cơ chế chính sách chưa phù hợp, phân cấp quản lý còn chồng chéo, mâu thuẫn; còn bất cập nhất là về giá nước; thất thu thất thoát còn lớn , trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, tổ chức mô hình cấp nước chưa phù hợp. Thực hiện Nghị định 117/CP, tính khả thi còn nhiều điều phải xem xét lại như: quy hoạch cấp nước đô thị có đảm bảo 5 năm, 10 năm, dài hạn là 20 năm sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành. Hoặc UBND tỉnh chỉ đạo việc chuyển giao các công trình cấp nước tại các thị trấn huyện (đầu tư từ nguồn vốn nhà nước) cho công ty cấp nước tỉnh quản lý. Theo đó, đánh giá tài sản nhất là đối với hệ thống ống nằm trong lòng đất đúng giá trị thực để bàn giao là điều không dễ. Hiện tại quyền sở hữu tài sản còn chưa rõ ràng, các công ty cấp nước, UBND tỉnh, thậm chí cả Chính phủ có thể giữ quyền sở hữu các phần tài sản khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn tài chính tạo nên tài sản lúc đầu. Sẽ không phải là vấn đề lớn, như hiện nay khi các công ty cấp nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu, nhưng nó sẽ là vấn đề quan trọng khi thực hiện cổ phần hoá công ty cấp nước và hoạt động của công ty cấp nước ngày càng đi theo định hướng thương mại.
    Tất cả những lý do trên đặt ra yêu cầu cần đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị tỉnh Thanh Hóa, đó là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn.
    Là người tham gia quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, trong đó có tham mưu xây dựng giá nước sạch và đánh giá lại tài sản các công trình cấp nước tại các thị trấn sắp tới, tác giả chọn đề tài "Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đụ thị trờn địa bàn tỉnh Thanh Hoỏ" làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Quản lý hoạt động cấp nước đô thị thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức; ở nước ta đã có một số công trình, đề tài khoa học được công bố liên quan đến hoạt động cấp nước đô thị. Có thể nêu một số công trình, đề tài chủ yếu như sau:
    - Arjun Thapan - Ngân hàng phát triển Châu á (2002), Đổi mới cơ chế, chính sách cho ngành cấp nước và về sinh đô thị Việt Nam trên quan điểm của Ngân hàng Châu á, Tham luận hội thảo.
    - Bộ Xây dựng (2003) Đề tài khoa học, Điều tra đánh giá thực trạng tình hình quản lý chi phí nước sạch của một số đô thị lớn Việt Nam.
    - Bộ Xây dựng (Vụ tổ chức cán bộ-2005) Dự án, Điều tra đánh giá thực trạng và tổ chức năng lực của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước phục vụ việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
    - Bộ Xây dựng (2003), Báo cáo về Thực trạng quản ký Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    - Bùi Đức Hưng (2006), Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Đổi mới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước đô thị ở Việt Nam.
    - Công ty cấp nước Thanh Hoá (2002), Phương án Quản lý hệ thống cấp nước sạch tại các huyện lỵ trong tỉnh.
    - Công ty Nước và môi trường Việt Nam (2003), Dự án cải tạo, nâng công suất nhà máy nước Mật sơn - Thanh Hoá từ 20.000m3/ngày,đêm lên 30.000m3/ngày, đêm (Nghiên cứu khả thi).
    - Đinh Tiến Dũng (2001), Thực trạng và tình hình giá tiêu thụ nước sạch hiện nay, Tham luận hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ IV.
    - Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2002), Đổi mới cơ chế chính sách quản lý sản phẩm công ích cấp nước, thoát nước và vệ sinh đô thị Việt Nam, Hội thảo quốc tế.
    - Thanh Hà (2006), Hệ thống cấp nước đô thị: Cần một mô hình quản lý tổng hợp, vietnamnet. Vn.
    - Hồ Xuân Hùng (2002), Đổi mới cơ chế quản lý giá bán nước sạch để công ty cấp nước chuyển sang kinh doanh, Tham luận hội thảo.
    - Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2003), Đổi mới tổ chức và phát triển nguồn nhân lực ngành cấp nước và vệ sinh đô thị Việt Nam, Hội thảo quốc tế.
    - Iize Gotelli- Chuyên gia thể chế ADB (2002), Đổi mới và quy định cho ngành nước, Tham luận hội thảo.
    - Lê Quang Vinh (2002), Đổi mới cơ chế chính sách quản lý cấp nước, Tham luận hội thảo.
    - Nghiên cứu mô hình quy hoạch và quản lý hiệu quả hệ thống cấp nước đô thị Việt Nam,http://www.moc.gov.vn/ Vietnam/ Management.
    - Nguyễn Văn Tình (2001), Tiếp tục hoàn thiện về quản lý và tổ chức nâng cao hiệu quả cấp nước đô thị, Tham luận hội thảo.
    - Trần văn Tá (2002), Đề xuất một số cơ chế, chính sách tài chính nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước theo tinh thần Nghị quyết TW3 khoá IX , Tham luận hội thảo.
    Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến đổi mới cơ chế quản lý một số khía cạnh hoặc là cơ chế quản lý nói chung, hoặc là quản lý nhà nước ở tầm quốc gia với nhiều cách tiếp cận lý giải khác nhau. Đối với tỉnh Thanh Hoá đã có một phương án tổ chức hoạt động cấp nước; nội dung chủ yếu phản ánh tình hình thực hiện các dự án và vận hành cấp nước ở các huyện thị hiện nay, đề xuất mô hình tổ chức và định hướng phát triển của công ty cấp nước Thanh Hoá đến năm 2020.
    Mặc dù các công trình nghiên cứu về hoạt động cấp nước đô thị trong và ngoài nước khá đa dạng, nhiều cách tiếp cận, nhưng nội dung quản lý đối với hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hiện chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận án, luận văn từ thạc sỹ trở lên được công bố.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    - Mục đích: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất giải pháp đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
    - Nhiệm vụ: + Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động cấp nước đô thị.
    + Phân tích thực trạng quản lý đối với hoạt động cấp nước đô thị ở Thanh Hoá, rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
    + Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị mà trọng tâm là nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp nước sạch đô thị.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chủ yếu là quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý vận hành, bán nước sạch và sử dụng nước. Các vấn đề khác có đề cập chỉ để đảm bảo tính hệ thống của đề tài nghiên cứu.
    Thời gian: Khảo sát thực trạng từ 2002-2007; đề xuất giải pháp đến 2015 và một số giải pháp dài hạn cho những năm tiếp theo.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu, trong đó, chủ yếu dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi trọng mối liên hệ giữa lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng, tri thức khoa học kinh tế và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
    Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp thống kê, so sánh, điều tra mẫu, ý kiến chuyên gia có đối chiếu quy trình, quy phạm, kinh nghiệm ở các địa phương trong nước và thế giới; phân tích so sánh kế thừa số liệu của các công trình, dự án, tài liệu khoa học của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn.
    6. Đóng góp mới của luận văn
    - Hệ thống hoá có bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về nước sạch, quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị.
    - Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học, có tính thực tiễn và khả thi nhằm tiếp tục đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
    - Là tài liệu tham khảo cho các ngành, các cấp tỉnh Thanh Hoá nghiên cứu các vần đề có liên quan đến hoạt động cấp nước đô thị.
    - Là tài liệu tham khảo giúp lãnh đạo Công ty cấp nước Thanh Hoá hoạch định đúng hướng, hiệu quả để phát triển doanh nghiệp.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...