Thạc Sĩ Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ - công ty con trong khu vực doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM - 2012
    MỤC LỤC ( Luận án dài 191 trang)

    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI “CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON” 12
    1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình công ty mẹ - công ty con 12
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm mô hình công ty mẹ - công ty con . 12
    1.1.2. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con 19
    1.2. Cơ sở lý luận về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ - công ty con 22
    1.2.1. Khái niệm quản lý của chủ sở hữu nhà nước 22
    1.2.2. Nội hàm quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ - công ty con 24
    1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 34
    1.3.1. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế 35
    1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 57

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 61
    2.1. Thực trạng hình thành và phát triển mô hình công ty mẹ - công ty con . 61
    2.1.1. Tổng quan về cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước 61
    2.1.2. Thực trạng hình thành và phát triển công ty mẹ - công ty con . 64
    2.2. Thực trạng quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ - công ty con 70
    2.2.1. Mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước . 70
    2.2.2. Chủ thể quản lý 76
    2.2.3. Công cụ quản lý 79
    2.2.4. Phương pháp quản lý 81
    2.3. Đánh giá về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ - công ty con trong khu vực DNNN ở Việt Nam 85
    2.3.1. Những kết quả đạt được 85
    2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân . 91

    CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 112
    3.1. Quan điểm đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ - công ty con trong khu vực DNNN ở Việt Nam . 112
    3.1.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế 112
    3.1.2. Thuận lợi và khó khăn . 115
    3.1.3. Quan điểm đổi mới 119
    3.2. Giải pháp đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ -công ty con trong thời gian tới . 122
    3.2.1. Xác định mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước 122
    3.2.2. Đổi mới trong xác định chủ thể và mô hình quản lý 125
    3.2.3. Hoàn thiện công cụ quản lý 136
    3.2.4. Phương pháp quản lý 143

    KẾT LUẬN . 149
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 152
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 153
    PHỤ LỤC 162
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Mô hình “công ty mẹ - công ty con” đã hình thành và phát triển mạnh mẽ từ rất nhiều thập kỷ trước, đặc biệt ở các nước phát triển, thông qua việc các công ty lớn bỏ vốn thành lập các công ty con nhằm mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, Mô hình này đã và đang trở thành một hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, mô hình “công ty mẹ - công ty con” được manh nha hình thành từ đầu những năm 1990 với việc thành lập 80 tổng công ty 90 (theo Quyết định số 90/TTg) và 18 tổng công ty 91 (theo Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, quan hệ giữa tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên còn mang tính hành chính, chưa dựa trên quan hệ về đầu tư vốn, công nghệ, thị trường, Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chủ trương “Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển đổi tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ hoặc là công ty cổ phần mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối” [32]. Thể chế hoá chủ trương của Đảng, Luật Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn (Nghị định số 153/2005/NĐ-CP và Nghị định số 111/2007/NĐ-CP) đã có những quy định về mô hình công ty mẹ - công ty con.
    Tính đến 30 tháng 9 năm 2011, cả nước có 130 TCTNN, tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN), DNNN hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công ty con”. Tuy nhiên, việc quản lý đối với “công ty mẹ - công ty con” đang còn nhiều vấn đề đặt ra, đặc biệt vấn đề quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Từ mục tiêu quản lý đến chủ thể thực hiện quản lý, công cụ và phương pháp quản lý còn có những vướng mắc, chưa cụ thể, rõ ràng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Các tổ hợp công ty mẹ - công ty con, đặc biệt là các TĐKTNN, tổng công ty nhà nước (TCTNN) đang được chủ sở hữu nhà nước giao thực hiện nhiều mục tiêu hoạt động khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau nhưng chưa rõ đâu là mục tiêu chính làm cơ sở để quản lý. Các công ty mẹ vẫn do nhiều đầu mối thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước theo sự phân công của Chính phủ, thiếu sự đồng nhất trong mô hình thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Nhận thức đây là vấn đề cấp bách và xuất phát từ thực tiễn, NCS lựa chọn đề tài Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công ty con” trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cho Luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ cơ sở khoa học về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN nói chung và công ty mẹ - công ty con nói riêng; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công ty con” trong khu vực DNNN ở Việt Nam.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu trên, Luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN nói chung và công ty mẹ - công ty con trong khu vực DNNN nói riêng. Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN nói chung và “công ty mẹ - công ty con” nói riêng cùng với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mà các nước đã xây dựng cho quản lý của chủ sở hữu nhà nước và rút ra bài học cho Việt Nam. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công ty con” ở Việt Nam, trong đó chỉ rõ những đổi mới trong thời gian qua, những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại cũng như các nguyên nhân hạn chế, tồn tại. Cuối cùng là nghiên cứu bối cảnh trong và ngoài nước, đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công ty con” trong khu vực DNNN trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...