Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong quá trình hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số:B2010-37- 88CT (Đề tài cấp bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Ngọc Trâm. 
    Các thành viên tham gia: ThS. Hoàng Thị Thu Hương; ThS. Chu Thị Hồng Nhung; PGS.TS. Lê Vân Anh; ThS. Bùi Kim Tuyến; TS. Phan Thị Ngọc Anh; ThS. Lương Thị Bình; ThS. Nguyễn Thị Quyên; ThS. Nguyễn Thị Sinh Thảo; ThS. Nguyễn Thị Nga.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 12 năm 2010/ tháng 4 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    - Trong những năm qua, với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GDMN, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, quy mô GDMN ngày càng tăng, mạng lưới trường lớp mầm non ngày càng phát triển rộng khắp trong cả nước. Loại hình cơ sở GDMN NCL có xu thế phát triển.

    - Quản lý cơ sở GDMN NCL hiện nay có những khó khăn và bất cập: Tình trạng không ổn định về số lượng, đặc biệt là chất lượng giáo dục các cơ sở GDMN NCL; thêm vào đó, công tác quản lý các cơ sở GDMN NCL chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của loại hình cơ sở GDMN này.

    - Công tác quản lý cơ sở GDMN nói chung và quản lý cơ sở GDMN NCL nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng trên thực tế vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức trên bình diện cả vĩ mô lẫn vi mô.

    - Một số cơ sở GDMN NCL ở nước ta hiện nay, cũng như ở một số nước trên thế giới có mô hình quản lý có hiệu quả cần được đúc rút thành các bài học kinh nghiệm để áp dụng rộng rãi trong các cơ sở GDMN NCL nước ta.

    Từ các lý do trên cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu đổi mới quản lý cơ sở GDMN NCL nước ta.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề xuất một số mô hình cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và các giải pháp quản lý có hiệu quả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu các nội dung sau: 1/ Nghiên cứu cơ sở lý luận: (Những khái niệm và thuật ngữ liên quan, một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài); 2/ Cơ sở thực tiễn: Cơ sở pháp lý của việc đổi mới quản lý cơ sở GDMN NCL; Kinh nghiệm về quản lý cơ sở GDMN NCL của một số nước trong khu vực và trên thế giới; Thực trạng về quản lý cơ sở GDMN NCL Việt Nam hiện nay; 3/ Đề xuất một số mô hình cơ sở GDMN NCL và giải pháp quản lý có hiệu quả cơ sở GDMN NCL.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Về quản lý cơ sở GDMN bao gồm nhiều lĩnh vực, đề tài giới hạn nghiên cứu bốn lĩnh vực sau: quản lý kế hoạch giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục (chương trình, giáo viên, kiểm tra - đánh giá, .); tổ chức và quản lý nhân sự; quản lý tài chính.

    - Về cơ sở giáo dục: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các cơ sở GDMN NCL.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp toán thống kê dùng để xử lý số liệu và các phương pháp bổ trợ khác (phương pháp chuyên gia, phương pháp đối sánh và nghiên cứu điển hình, .)

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
    1.1. Một số khái niệm công cụ
    1.2. Một số loại hình cơ sở GDMN NCL, vị trí và vai trò của quản lý cơ sở GDMN NCL
    1.3. Mục tiêu và nguyên tắc đổi mới quản lý cơ sở GDMN NCL
    1.4. Mục tiêu và nội dung quản lý cơ sở GDMN NCL
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cơ sở GDMN NCL
    1.6. Tiêu chí quản lý cơ sở GDMN NCL có hiệu quả

    Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
    2.1. Cơ sở pháp lý của đổi mới quản lý cơ sở GDMN NCL
    2.2. Kinh nghiệm về quản lý cơ sở GDMN NCL của một số nước trong khu vực và trên thế giới
    2.3. Thực trạng về quản lý cơ sở GDMN NCL ở Việt Nam hiện nay

    Chương 3: Một số mô hình cơ sở GDMN NCL và giải pháp quản lý có hiệu quả cơ sở GDMN NCL
    3.1. Một số mô hình cơ sở GDMN NCL ở Việt Nam
    3.2. Giải pháp quản lý có hiệu quả cơ sở GDMN NCL

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất 3 mô hình cơ sở GDMN NCL và 6 giải pháp vĩ mô, 5 giải pháp vi mô quản lý cơ sở GDMN NCL có hiệu quả trong quá trình hội nhập.

    Các giải pháp vĩ mô (quản lý nhà nước) bao gồm:

    - Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về GDMN và cơ sở GDMN NCL.
    - Giải pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế trong hoạt động quản lý cơ sở GDMN NCL.
    - Giải pháp 3: Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý các cơ sở GDMN NCL.
    - Giải pháp 4: Chỉ đạo triển khai thực hiện đúng theo các văn bản của Nhà nước về quản lý cơ sở GDMN NCL.
    - Giải pháp 5: Đổi mới công tác giám sát cơ sở GDMN NCL sau đăng kí thành lập theo hướng phát huy vai trò của xã hội và của chủ thể khác nhằm hỗ trợ Nhà nước trong quản lý, giám sát cơ sở GDMN NCL.
    - Giải pháp 6: Đổi mới công tác quản lý các cơ sở GDMN NCL của các cấp.

    Các giải pháp vi mô (quản lý của cơ sở GDMN NCL), gồm:

    - Giải pháp 1: Tổ chức thực hiện đúng các văn bản của Nhà nước về quản lý cơ sở GDMN NCL.
    - Giải pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế trong hoạt động quản lý cơ sở GDMN NCL.
    - Giải pháp 3: Đổi mới công tác quản lý cơ sở GDMN NCL của hiệu trưởng.
    - Giải pháp 4: Tăng cường vai trò giám sát cơ sở GDMN NCL theo hướng phát huy vai trò của mọi lực lượng có liên quan nhằm hỗ trợ cơ sở trong quản lý, giám sát.
    - Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDMN để nâng cao chất lượng CS-GD trẻ em ở cơ sở GDMN NCL.

    Các giải pháp đề xuất có mối quan hệ tương hỗ với nhau để đạt mục tiêu quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    - GDMN là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi (điều 21- Luật Giáo dục, 2005), tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, khơi dậy sự ham hiểu biết, hứng thú trong việc học tập, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. GDMN có vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển trí tuệ con người Việt Nam, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

    - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về QL cơ sở GDMN NCL cho thấy các nước đều thấy được tầm quan trọng của chăm sóc giáo dục trẻ những năm đầu đời của GDMN. Xu thế hiện nay cơ sở GDMN NCL là một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển song hành cùng với các cơ sở giáo dục công lập.

    - Trong những năm gần đây, với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển GDMN và XHH GD, loại hình cơ sở GDMN NCL có xu thế ngày càng phát triển. Mạng lưới trường lớp, quy mô GDMN nói chung và các cơ sở GDMN NCL nói riêng tiếp tục được củng cố và phát triển.

    Kiến nghị

    Đối với nhà nước và các cơ quan hoạch định chính sách:

    - Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL.
    - Có chiến lược và biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức của toàn xã hội về cơ sở GDMN NCL bao gồm nhận thức về ý nghĩa của cơ sở GDMN NCL đối với việc thực hiện quyền trẻ em, đối với cộng đồng xã hội và công tác XHH nhằm phát triển GDMN.

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện về quản lý cơ sở GDMN NCL. Không đưa ra khung học phí mà để cở sở GDMN NCL tự thỏa thuận với phụ huynh nhưng cần công khai.

    Đối với Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh/thành phố: Tham mưu UBND tỉnh/thành phố ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, .

    Đối với UBND: có văn bản chỉ đạo UBND quận/huyện tăng cường quản lý cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa GDMN, có cơ chế khuyến khích XHH GDMN.

    Đối với Phòng GD&ĐT quận/huyện: có biện pháp chỉ đạo quản lý phù hợp, hỗ trợ kịp thời đối với các cơ sở GDMN NCL, khuyến khích các cơ sở GDMN NCL tham gia phong trào của ngành.

    Đối với cac cơ sở GDMN NCL: tùy điều kiện thực tế của loại hình cơ sở GDMN NCL của mình để áp dụng các giải pháp quản lý cơ sở GDMN NCL đã được đề xuất.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...