Luận Văn đổi mới nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    đổi mới nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc


    Mở đầu






    Tính cấp thiết của đề tài:


    Tình hình dân tộc, vấn đề dân tộc từ nay đến 2010 và 2020 đã và đang
    đặt ra nhiều vấn đề chiến lược, cụ thể có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đồng bào các dân tộc. Nhu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả Quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc là tất yếu khách quan để đáp ứng tình hình trên .Việc tìm ra các luận cứ khoa học góp phần đưa ra giải pháp cụ thể thực hiện có hiệu quả chức năng Quản lý Nhà nước và nâng cao chất lượng phương thức công tác dân tộc ở nước ta là một yêu cầu mang tính đổi mới trong công tác dân tộc hiện nay.


    Nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc là một trong những yếu tố cơ bản của việc thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã sớm và luôn coi trọng vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong cách mạng đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước trong thời bình. Trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về công tác dân tộc, về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi đã được Đảng, Nhà nước ban hành. Qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX của Đảng đều khẳng định quan điểm và những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc như: Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị, Quyết định số 72-HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương cụ thể phát triển kinh tế-xã hội miền núi, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc, Quyết
    định số 122/2003/QĐ-TTg ngày 12-6-2003 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ và nhiều văn bản khác . là những chủ trương, đường lối quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số.


    Trong thời gian qua, việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu quan trọng: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được Hiến pháp xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố; nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và các vùng dân tộc từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án
    đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt; công tác xói đói, giảm nghèo đạt





    được kết quả to lớn; mặt bằng dân trí được nâng lên; mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ đã được thực hiện; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, cụm xã; văn hoá phát triển phong phú hơn; đời sống văn hoá của đồng bào được nâng cao một bước; văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy; các loại bệnh dịch cơ bản được ngăn chặn và từng bước bị đẩy lùi; việc khám, chữa bệnh cho vùng sâu, vùng xa được quan tâm hơn; hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc và miền núi bước đầu được tăng cường và củng cố; tình hình chính trị, trật tự xã hội cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững .


    Cùng với quá trình đổi mới đất nước thời gian qua, hoạt động quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc đã đạt được một số kết quả: Công tác quy hoạch, kế hoạch được tăng cường và đổi mới. Trong những năm qua Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện khá đồng bộ công tác quy hoạch, kế hoạch.
    Đến nay, tất cả các vùng dân tộc và miền núi đều đã có quy hoạch 1996 - 2010. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng Tây Nguyên và Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long . Tất cả các tỉnh miền núi đã có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến
    2010, đây là cơ sở quan trọng tạo ra những hành lang pháp lý phát triển dài hạn là cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.


    Quy chế dân chủ từng bước được thực hiện và ngày càng có hiệu quả. Trong 10 năm qua, công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc đã dần dần
    đi vào thực tiễn, thực hiện tốt quy chế dân chủ, cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhất là từ khi thực hiện Chương trình 135 với phương châm “Dân bàn, dân giám sát, dân tham gia các công trình” và “Xã có công trình, dân có việc làm” .


    Trung ương Đảng và Chính phủ ban hành nhiều chương trình quốc gia, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi như: Nghị quyết
    22-NQTW ngày 27-01-1989 “về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế-xã hội miền núi”; ban hành Quyết định 72 - HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) “về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế-xã hội miền núi”; Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, theo Quyết định 133/1998/QĐ-TTg ngày 27-3-1998; Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã theo Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 13-01-
    1997; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998; Chương trình trợ cước trợ giá theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31-3-
    1998; Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày





    29-07-1997 .và một số chương trình khác như Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, phòng chống ma tuý, hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo (trong
    đó có hệ thống Trường Dân tộc nội trú, Trường Dự bị đại học, Trường Thiếu sinh quân .), y tế, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phủ sóng phát thanh truyền hình, định canh định cư; tài chính (vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng người nghèo nay là Ngân hàng Chính sách xã hội) .


    Công tác dân tộc thời gian qua còn tư vấn, tham gia vào nội dung chính sách dân tộc trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX; tham gia Ban soạn thảo Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc. Tổ chức sơ kết Chỉ thị 117-CTTW ngày 29-9-1981 của Ban Bí thư đối với đồng bào Khmer; Thông tri số 03-TT/TW ngày 17-10-1991 của Ban Bí thư về công tác
    đối với đồng bào Chăm; tổ chức tổng kết Chỉ thị 45-CTTW của Ban Bí thư đối với đồng bào Mông; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 22-NQTW của Bộ Chính trị và Quyết định 72-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng làm căn cứ để bổ sung hoàn thiện chính sách dân tộc trong giai đoạn mới. Trong hoạt động quản lý về công tác dân tộc đã ban hành tiêu chí phân định ba khu vực miền núi, vùng cao và ba khu vực vùng dân tộc đồng bằng, tạo cơ sở để xây dựng các chương trình dự án quốc gia, phát triển vùng dân tộc và miền núi theo Quyết
    định số 42/UB – QĐ ngày 23-5-1997 và Quyết định số 21/1998/QĐ-TTg ngày
    25-2-1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.


    Cơ quan công tác dân tộc từng bước được củng cố, hoàn thiện về tổ chức bộ máy các cấp đáp ứng đòi hỏi của công tác dân tộc trong tình hình mới. Chính phủ đã có một số Nghị định về tổ chức bộ máy cơ quan công tác dân tộc
    để ngày càng hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ như Nghị định 11/NĐ-CP, Nghị định 59/1998/NĐ-CP. Qua hoạt động thực tiễn bộ máy cơ quan công tác dân tộc cần được tiếp tục hoàn thiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2003/NĐ-CP và Nghị định 53/2004/NĐ-CP xác định cụ thể chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc, tạo điều kiện pháp lý để nâng cao chất lượng nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc.


    Các hoạt động nghiên cứu, biên soạn tài liệu và mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc cho các địa phương, ban ngành; tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo tại Trung ương và địa phương về công tác dân tộc, chính sách dân tộc cho cán bộ làm công tác dân tộc và các ngành hữu quan; nghiên cứu các đề tài khoa học, các dự án điều tra cơ bản cung cấp luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước và hoạch định chính sách dân tộc . ngày càng được quan tâm. Cạnh đó còn cho ra đời Báo Dân tộc và Phát





    triển, Tạp chí Dân tộc, Bản tin Chương trình 135 và từng bước đưa công nghệ
    thông tin phục vụ công tác dân tộc .


    Uỷ ban Dân tộc đã phối hợp với Hội Nông dân, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng . ký kết các văn bản vận động các dân tộc thiểu số tham gia trên các lĩnh vực hoạt động vì sự phát triển của các dân tộc. Công tác tiếp đón đồng bào các dân tộc về thủ đô, giải quyết các đơn thư khiếu tố, thắc mắc của đồng bào; động viên các dân tộc thiểu số cả nước đoàn kết, tin tưởng và phấn đấu thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc tuy còn hạn chế, song bước đầu đã mang lại hiệu quả quan trọng.


    Để đạt được các mục tiêu cụ thể đến 2010 về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh, quốc phòng mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã đề ra cần phải tiến hành đổi mới nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc, phù hợp với đặc thù công tác dân tộc. Việc nhận thức, đánh giá thành tựu và tồn tại trong quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc là một yêu cầu tất yếu để tìm ra các nội dung đổi mới.


    Bên cạnh thành tựu trên, hoạt động quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc còn có những tồn tại: Bộ máy cơ quan công tác dân tộc tuy có
    được quan tâm hoàn thiện nhưng trong nhiều năm vẫn chưa được ổn định về cơ cấu tổ chức, thay đổi chức năng nhiệm vụ quyền hạn làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc. Nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc chưa xác định cụ thể, rõ ràng nên không tránh khỏi những lúng túng nhất định trong quá trình quản lý; công tác dân tộc liên ngành, đa lĩnh vực liên quan toàn diện đến sự phát triển của đồng bào các dân tộc. Khi xác định nội dung quản lý và thực hiện các nội dung đó trong thực tiễn là vấn đề không giản đơn, không như một ngành kinh tế, kỹ thuật cụ thể;
    đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc về cơ bản chưa được đào tạo về nghiệp vụ công tác dân tộc, nhiều năm qua chưa có Trường đào tạo nghiệp vụ công tác dân tộc, nên cán bộ vào việc ở cơ quan dân tộc Trung ương và địa phương không rõ về tiêu chuẩn, đó là một trong những nguyên nhân cơ bản của sự hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc vừa qua.


    Trong hoạt động quản lý chưa có cơ chế rõ ràng, phân cấp quản lý về công tác dân tộc giữa Uỷ ban Dân tộc với các bộ, ban, ngành và địa phương. Bộ máy tổ chức của cơ quan công tác dân tộc nhiều năm qua chưa ổn định; việc xác định đối tượng, nội dung, phương thức công tác dân tộc cũng chưa rõ





    nét nên khó có thể đưa ra một hệ thống cơ chế quản lý nội bộ hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan một cách có hiệu quả cao.


    Cơ chế tài chính chưa tạo động lực cho tổ chức, cá nhân hoạt động công tác dân tộc. Việc nhận thức công tác dân tộc trong các cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan quản lý tài chính nói riêng còn hạn chế nên việc đầu tư và tạo chính sách thu hút cán bộ cống hiến cho sự phát triển của các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới .còn hạn chế. Bản thân cơ quan công tác dân tộc cũng chưa chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý tài chính xây dựng chính sách đặc thù.


    Đối tượng quản lý, phương thức công tác dân tộc đa ngành, đa lĩnh vực; hoạt động nghiên cứu trong nhiều năm chưa chú trọng đúng mức nên hạn chế về mặt nhận thức về nội dung quản lý và phương thức công tác. Tình hình đó
    ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc.


    Nội dung quản lý và phương thức công tác dân tộc chưa đổi mới kịp thời
    đáp ứng yêu cầu của công tác dân tộc. Công tác dân tộc trong thời kỳ kinh tế thị trường, công nghiệp hoá .hỏi phải có sự đổi mới về nội dung quản lý và phương thức công tác. Nhưng muốn đổi mới kịp với tình hình thì bộ máy, con người, cơ chế, nội dung quản lý .phải rõ ràng, đồng bộ.


    Vùng dân tộc miền núi hiện nay có khá nhiều chính sách, chương trình, dự án, dẫn đến tình trạng chồng chéo, khó quản lý. Thậm chí trên cùng một địa bàn các chính sách với các xuất đầu tư khác nhau, gây nên hiện tượng khó hiểu, suy bì, thắc mắc trong đồng bào dân tộc. Nhiều chính sách, chương trình, dự án
    đầu tư theo kiểu cấp phát, ban ơn, xin - cho gây tâm lý ỷ lại, không phát huy
    được ý thức tự vươn lên của đồng bào. Sau khi kết thúc dự án đồng bào vẫn khó khăn .


    Những tồn tại trên là do các nguyên nhân sau đây: Nhận thức về công tác dân tộc hiện nay chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, toàn diện; đội ngũ cán bộ lãnh
    đạo trong hệ thống chính trị và ngay cả các cán bộ làm công tác dân tộc đến
    nay vẫn chưa nhận thức rõ được công tác dân tộc là gì, nội dung gồm những vấn đề gì, mối quan hệ với các công tác khác như thế nào . dẫn đến hoạt động không đi đúng trọng tâm, trong điểm, bỏ sót công việc hoặc chồng chéo, lấn sân .Có những cá nhân cho rằng công tác dân tộc là của cơ quan làm công tác dân tộc, dẫn đến phó mặc cho cơ quan này hoặc có những cơ quan, cá nhân cho rằng mọi người đều làm công tác dân tộc. Vì vậy không cần cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc, dẫn đến không sâu sát, thiếu thực tiễn .





    Quan điểm về công tác dân tộc mặc dù được Đảng, Nhà nước khẳng
    định có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng, nhưng khi triển khai hoạt
    động trong thực tiễn về mặt quản lý Nhà nước còn nhiều lúng túng từ trung
    ương đến địa phương. Sự lúng túng thể hiện sự hạn chế và mặt nhận thức về
    công tác dân tộc của các bộ, ban, ngành, địa phương và do đặc điểm đa ngành,
    đa lĩnh vực của công tác dân tộc chi phối. Sự lúng túng biểu hiện rõ nét ngay trong việc đặt tên cho cơ quan công tác dân tộc, vị trí cơ quan công tác dân tộc, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức có nhiều thay đổi và không mấy ổn định. Có nhiệm vụ (như định canh định cư) khi thì thuộc cơ quan công tác dân tộc, khi thì thuộc cơ quan khác v.v . Bộ máy cơ quan công tác dân tộc ở
    địa phương chậm được kiện toàn, tên gọi không thống nhất, chức năng nhiệm vụ không rõ và thiếu đồng bộ trong cả nước .


    Việc hoạch định chính sách dân tộc bên cạnh thành tựu còn nhiều vấn
    đề chưa sâu sát, chưa bao quát, chưa đồng bộ, làm nảy sinh những vấn đề hạn chế đến hiệu quả của chính sách. Nhiều chính sách trong quá trình thực hiện lại nảy sinh những vấn đề mới, tác động và làm ảnh hưởng đến mục tiêu chính sách trước (như phân định 3 khu vực, cử tuyển .). Điều đó vừa thể hiện cái khó của việc hoạch định chính sách dân tộc, vừa biểu hiện những hạn chế của quá trình hoạch định chính sách. Chậm đổi mới nhận thức trong trong việc xây dựng nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, tình hình dân tộc trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi. Đây là đòi hỏi khách quan nhưng không mấy dễ dàng đối với những người làm công tác dân tộc hiện nay. Có thể nói nội dung quản lý Nhà nước về công tác dân tộc được các Nghị định số 51/2003/NĐ-CP và Nghị
    định số 53/2004/NĐ-CP đề ra nhưng việc cụ thể hoá vào hoạt động thực tiễn là
    một quá trình đòi hỏi sự đồng bộ với cơ cấu tổ chức và năng lực, trình độ của
    đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp cũng như các cấp chính quyền, các ban ngành hữu quan. Chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương, cán bộ người dân tộc thiểu số về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu công tác dân tộc trong thời kỳ từ 2005-2010.
    Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa trước mắt và lâu dài vừa có tính quyết định đến chất lượng, hiệu quả nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc. Chưa coi trọng đúng mức tổng kết thực tiễn tình hình dân tộc, công tác dân tộc kịp thời để nâng cao chất lượng quản lý và phương thức công tác dân tộc. Vừa qua tuy Cơ quan công tác dân tộc, cùng một số Bộ, ban ngành có tiến hành tổng kết, sơ kết công tác dân tộc nhưng chưa ở tầm khái quát cao, đáp ứng yêu cầu để đề xuất, kiến nghị các vấn đề nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc trong giai đoạn mới.





    Phương thức công tác dân tộc chậm được đổi mới: Từ 1986 đến nay, nhiều người cho rằng chính sách dân tộc, công tác dân tộc đồng nghĩa với thực hiện các chương trình, dự án, chính sách cụ thể và làm theo kiểu cấp phát “nghĩ hộ, làm hộ, nói hộ”, không chú ý nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, còn ít sự tham gia của người dân trong xây dựng, thực hiện chính sách, vì vậy hiệu quả không cao. Đội ngũ cán bộ ngày càng xa dân, ít gần dân, nhiều người không hiểu được sâu sắc tính cách, tâm lý, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy một bộ phận của hệ thống chính trị từ cấp cơ sở trở lên xa lạ với dân. Trong khi các thế lực thù địch, tôn giáo lại có những biện pháp để gần dân, được một bộ phận dân ủng hộ, tin theo .


    Mục đích và phạm vi nghiên cứu: Cung cấp luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn về đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc nhằm giúp cho UBDT Trung ương và Ban dân tộc các địa phương nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu cấp bách mà Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khoá IX đã đề ra.


    Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận, quan điểm về công tác dân tộc, quản lý Nhà nước về công tác dân tộc thời gian qua; các vấn đề nhận thức, tổ chức và hoạt động thực tiễn về công tác dân tộc của cơ quan chủ quản (UBDT ở Trung ương và địa phương) cùng một số ban ngành hữu quan đến nội dung, phương thức công tác dân tộc; bài học kinh nghiệm của một số nước trong khu vực; nhu cầu phát triển cùng vùng dân tộc thiểu số, yêu cầu của công tác dân tộc . giai đoạn từ này đến 2010.


    Tình hình nghiên cứu: Đổi mới nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới là một trong nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu và cấp bách mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc đã đề ra. Công tác dân tộc từ khi Nhà nước ta ra đời đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ với tính chất và nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng. Nhưng đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc lần đầu tiên đã đề ra vấn đề đổi mới nội dung và phương thức công tác dân tộc hiện nay ở nước ta.


    Các công trình bàn về vấn đề quản lý Nhà nước về công tác dân tộc chưa nhiều song lại càng hiếm hoi đối với các công trình bàn về đổi mới nội dung quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Chưa có nhiều công trình bàn về vấn đề
    đổi mới nội dung phương thức công tác dân tộc. Vì bàn về vấn đề nội dung quản lý Nhà nước, phương thức công tác dân tộc đã khó thì bàn về vấn đề đổi mới lại càng khó hơn.





    Bàn về vấn đề công tác dân tộc thời gian gần đây đáng chú ý là các công trình: Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ về công tác dân tộc) của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (2001), Một số văn kiện về chính sách dân tộc - miền núi của Đảng và Nhà nước (1985), Một số văn kiện về chính sách dân tộc-miền núi của Đảng và Nhà nước (1978), Một số văn kiện về chính sách dân tộc-miền núi của Đảng và Nhà nước (1992), Uỷ ban Dân tộc và Miền núi- Vụ pháp chế: Một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi 1993-1999 (2000), Uỷ ban Dân tộc: Sổ tay công tác dân tộc (2004), Lê Ngọc Thắng: Một số vấn đề dân tộc và phát triển (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2005); Lê Ngọc Thắng Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt nam (Giáo trình Đại học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội-2005) .


    Công tác dân tộc thời gian qua được kết tụ ở việc ban hành và thực hiện chính sách dân tộc. Một số công trình đã quan tâm đến vấn đề này như: Thực hiện tốt chính sách dân tộc, nhiệm vụ có tính chiến lược của Đảng ta (Khổng Diễn- Tạp chí Dân tộc học, 3-1990), Chính sách dân tộc trong chiến lược đại
    đoàn kết toàn dân của Đảng ta (Lê Ngọc Thắng - Tạp chí Cộng sản 5-2002), Một số vấn đề về đời sống các dân tộc và chính sách dân tộc (Bế Viết Đẳng- Tạp chí Dân tộc học, 3-1990), Chính sách dân tộc- Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Nhiều tác giả, Nxb Sự thật-1990), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Phân viện Hà Nội -1995), Đổi mới nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc (Viện Dân tộc, 2004) .


    Ngoài ra còn có các công trình mang tính tổng kết công tác dân tộc và nghiên cứu định hướng công tác dân tộc hiện nay. Đó là các công trình: 50 năm công tác dân tộc (1946-1996) của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (1997), 55 năm công tác dân tộc và miền núi (1946-2001) của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (2001), Về công tác dân tộc trong 10 năm đối mới (Hoàng Đức Nghi-2002), Vấn đề dân tộc và định hướng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá (Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi-2002); Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2001); Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về Dân tộc (Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội-2000) .


    Phương pháp nghiên cứu : Đề tài triển khai các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau :


    - Thu thập thông tin tài liệu thứ cấp; các công trình lý luận, thực tiễn về
    công tác dân tộc, về quản lý Nhà nước .





    - Tọa đàm trao đổi khoa học: Với các cuộc toạ đàm với cơ quan công tác dân tộc địa phương: Ban dân tộc tỉnh Thanh Hoá, phòng Dân tộc huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hoá; Viện Dân tộc, Uỷ ban Dân tộc. Đặc biệt đề tài kế thừa các kết quả toạ đàm của Uỷ ban Dân tộc với các Bộ, ban ngành trung ương trong việc xin ý kiến cho đề án : Đổi mới nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc;


    - Khảo sát thực tế, nghiên cứu điểm tại các cơ quan chức năng ở Trung
    ương và các địa phương: Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá, phòng dân tộc huyện
    Như Thanh.


    - Kết hợp thông qua các phương pháp cụ thể: Điền dã Dân tộc học, điều tra Xã hội học (cán bộ làm công tác dân tộc cấp tỉnh, cán bộ quản lý liên quan .);


    - Phương pháp hệ thống, thống kê, phân tích so sánh, đánh giá, dự báo .trong xử lý thông tin và trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài.


    Đóng góp của đề tài: Lần đầu tiên bàn về đổi mới nội dung quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc; cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các nội dung, kiến nghị các giải pháp nhằm phục vụ cho hoạt động của Cơ quan công tác dân tộc trong việc đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc từ nay đến 2010 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCHTW
    Đảng khoá IX về công tác dân tộc.
     
Đang tải...