Tài liệu Đổi mới nội dung giảng dạy chế định thừa kế trong môn học Luật dân sự dưới góc độ giới

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Những nội dung cần được lồng ghép giới trong giảng dạy chế định thừa kế
    1.1. Khái quát nội dung giảng dạy chế định
    thừa kế trong chương trình đào tạo hiện nay
    Trong chương trình giảng dạy môn học luật dân sự hiện nay, chế định thừa kế nằm trong học phần 2 với tổng số tiết giảng và thảo luận là 15 tiết với những nội dung cơ bản sau:
    - Thứ nhất, khái niệm và các nguyên tắc cơ bản về thừa kế (Điều 631, Điều 632
    BLDS năm 2005);
    - Thứ hai, các quy định chung về thừa kế
    (Điều 633 - Điều 645 BLDS năm 2005);
    - Thứ ba, thừa kế theo di chúc (Điều 646
    - Điều 673 BLDS năm 2005);
    - Thứ tư, thừa kế theo pháp luật (Điều 674 - Điều 680 BLDS năm 2005);
    - Thứ năm, thanh toán và phân chia di sản (Điều 681 - Điều 687 BLDS năm 2005).
    1.2. Những nội dung cần được lồng ghép giới trong chế định thừa kế
    Căn cứ vào nội dung giảng dạy chế định thừa kế trong môn học luật dân sự và những nguyên tắc trong nghiên cứu về giới và bình đẳng giới, cần thiết lồng ghép giới vào trong những nội dung cơ bản sau:
    1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ
    bản của thừa kế
    Bên cạnh những kiến thức bắt buộc là các





    nguyên tắc của pháp luật về thừa kế và khái niệm, theo chúng tôi, giảng viên cần cung cấp những thông tin sau đây cho sinh viên:
    - Quan hệ thừa kế là một trong những quan hệ xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong tục, tập quán và truyền thống đạo đức về vai trò và quyền, nghĩa vụ để lại di sản hưởng di sản của nam, nữ trong thừa kế tài sản;
    - Quan niệm truyền thống trong xã hội Việt Nam thường có sự ưu ái hơn về quyền quyết định di sản và thụ hưởng di sản thừa kế của người nam giới (người cha, người chồng, người con trai hoặc các thành viên nam khác trong dòng họ và gia đình), còn người nữ giới (người mẹ, người vợ, con gái hoặc các thành viên nữ khác trong gia đình, dòng họ) thường có sự yếu thế hơn về vấn đề này;
    - Sự bình đẳng nam, nữ trong thừa kế không chỉ chịu sự phụ thuộc vào định kiến xã hội mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của nhà làm luật dưới mỗi chế độ xã hội. Thực tiễn pháp lí đã chứng minh, không phải pháp luật của nhà nước nào cũng công nhận và bảo hộ sự bình đẳng giữa nam và nữ về thừa kế.





    - Pháp luật Việt Nam về thừa kế trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước đã có những minh chứng rất rõ nét về vấn đề bình đẳng giới trong thừa kế:
    + Pháp luật dưới chế độ cũ luôn có những quy định bảo vệ quyền lợi của người đàn ông trong các quan hệ xã hội và quan hệ gia đình. Giảng viên cần phân tích cơ sở xã hội và pháp lí của vấn đề này;
    + Pháp luật của Nhà nước ta quy định về thừa kế dựa trên nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử giữa những người thừa kế, trong đó chú trọng bảo vệ quyền, lợi ích của những người yếu thế hoặc những người có quan hệ gắn bó chặt chẽ, gần gũi về dòng máu, quan hệ tình cảm và đạo đức (cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động .). Tuy nhiên, trên thực tế việc đưa các quy định này vào cuộc sống còn nhiều vấn đề bất cập. Trong đó, những định kiến phân biệt đối xử về vai trò quyết định di sản hoặc quyền hưởng di sản của người phụ nữ nói chung, người vợ, người con gái nói riêng vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong một bộ phận dân cư, cộng đồng hoặc nhóm xã hội. Theo chúng tôi, giảng viên cần dẫn chứng những cơ sở xã hội và thực tiễn để chứng minh luận điểm này.
    1.2.2. Phần các quy định chung về thừa kế
    Giáo án và giảng viên cần lồng ghép các nội dung bình đẳng giới vào trong các thông tin liên quan đến xác định người thừa kế, người không được hưởng di sản cũng như việc xác định di sản liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng và tài sản chung của gia đình.



    Ví dụ: Người chồng (hoặc người vợ) không quan tâm chăm sóc, hoặc có hành vi hành hạ về thể xác và tinh thần khi người vợ (hoặc chồng) mình bị ốm đau, không được cứu chữa kịp thời mà chết. Những hành vi trên, nếu không phát hiện kịp thời hoặc với quan điểm đấy là “chuyện riêng” của vợ chồng họ mà không tước quyền thừa kế của người vi phạm cũng là một dấu hiệu của bất bình đẳng về giới
    Ngoài ra, do ảnh hưởng của tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu hoặc do chịu ảnh hưởng của định kiến xã hội, thái độ tự ti hoặc thiếu hiểu biết pháp luật mà có thể dẫn đến người có quyền thừa kế lại không dám khởi kiện, không muốn khởi kiện hoặc không biết mình được hưởng thừa kế mà khởi kiện, đặc biệt đối với phụ nữ trong gia đình.
    Ví dụ: Người con dâu sống cùng với gia đình nhà chồng, sau khi người chồng chết không dám khởi kiện hoặc tự cho là mình không có quyền được hưởng thừa kế. Đây cũng là một dạng của bất bình đẳng về giới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần giúp họ để họ được thụ hưởng quyền thừa kế mà pháp luật đã quy định cho họ.
    1.2.3. Thừa kế theo di chúc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...