Tài liệu Đổi mới mô hình bộ máy nhà nước đáp ứng vai trò của Nhà nước trong quá trình cải cách kinh tế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới mô hình bộ máy nhà nước đáp ứng vai trò của Nhà nước trong quá


    trình cải cách kinh tế



















    1. Bộ máy nhà nước trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp


    Trước công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp với bốn đặc điểm cơ bản: (i) là một nền kinh tế không có thị trường, việc phân bổ các nguồn lực thực hiện theo một kế hoạch tập trung mang tính mệnh lệnh của Nhà nước; (ii) vì không có thị trường nên không có sự phân công xã hội giữa các vùng trong nước, không tạo lập được một không gian kinh tế thống nhất và thông suốt, tạo nên tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” giữa các vùng miền trong sự liên thông hàng hoá; (iii) chỉ có sở hữu Nhà nước hoặc sở hữu tập thể đối với các tư liệu, các yếu tố sản xuất; (iv) sự phân phối xã hội đối với sản phẩm thực hiện theo chế độ bao cấp cho từng loại đối tượng dân cư trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.


    Với một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp như vậy, Nhà nước được


    nhìn nhận không chỉ là một tổ chức công quyền thực hiện quyền lực chính trị mà

    nhân dân giao phó, mà còn là một tổ chức siêu kinh tế theo kiểu “Nhà nước Thủ tướng - Tổng giám đốc” của nền kinh tế quốc dân.


    Trong cơ chế kinh tế này, vai trò của Nhà nước trong đời sống kinh tế là vô cùng to lớn và gần như tuyệt đối. Nhà nước quyết định mọi vấn đề, mọi quá trình kinh tế từ kế hoạch - sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nhà nước nằm ngay trong các quá trình kinh tế, trực tiếp tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp theo các mục tiêu, kế hoạch có tính pháp lệnh được xây dựng và quyết định một cách tập trung. Quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế về thực chất là quan hệ trực tiếp, các cơ quan nhà nước các cấp trực tiếp chỉ đạo, quản lý hệ thống các đơn vị sản xuất kinh doanh theo quan hệ hành chính lãnh thổ, kinh tế trung ương và kinh tế địa phương. Do vậy, về cơ bản các quan hệ quản lý hành chính nhà nước luôn bị lẫn lỗn với các quan hệ sản xuất kinh doanh, dưới tác động của chế độ “cơ quan chủ quản”.


    Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp đã đặt ra trước bộ máy nhà nước một trách nhiệm to lớn là phải bao trọn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành nguồn quyết định và đảm bảo cho mọi quá trình sản xuất, quyền lực của bộ máy nhà nước xuyên suốt mọi quan hệ kinh tế - xã hội, đặt các cơ cấu xã hội phụ thuộc vào bộ máy nhà nước. Để thực hiện được nhiệm vụ, trách nhiệm trước đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, bộ máy nhà nước phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, chức năng của người chủ sở hữu chủ yếu trong đời sống kinh tế. Bộ máy nhà nước phải làm, phải quyết định mọi việc, mọi quan hệ có liên quan đến kinh tế, vừa phải tổ chức các quá trình kinh tế vừa phải tiến hành sự phân phối sản phẩm xã hội tuân theo cơ chế bao cấp. Thực trạng này đã dẫn đến hệ quả là:


    - Các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước được xác định không thật rõ ràng, rành mạch, vừa lẫn lộn chức năng quản lý hành chính kinh tế của cơ quan công quyền với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Bộ máy quản lý nhà nước (bộ máy các cơ quan hành chính - nhà nước) từ trung ương đến địa phương ngày càng trở nên cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chức năng, nhiệm vụ bị chồng chéo, trùng lặp.


    - Nền kinh tế được tổ chức trên cơ sở hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống kế hoạch tập trung và vận hành theo hệ thống các mệnh lệnh của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, vai trò luật pháp trong kinh tế không rõ ràng và ít được dùng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Do vậy, vai trò của Quốc hội không được khẳng định trên thực tế, bộ máy Quốc hội được tổ chức đơn giản, hoạt động mang tính hình thức.


    Các cơ quan tư pháp được tổ chức theo quan hệ hành chính - lãnh thổ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Các tranh chấp kinh tế nảy sinh giữa các đơn vị kinh tế về cơ bản được xem xét và giải quyết bởi hệ thống trọng tài kinh tế nhà nước. Do vậy, vai trò của các cơ quan tư pháp còn khá hạn chế trong các mối quan hệ với kinh tế.


    Tính không hiệu quả của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp vừa là nguyên nhân tạo nên tính cồng kềnh, kém hiệu quả và tình trạng quan liêu trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời cũng là hệ quả từ sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước.


    Công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) quyết định với đường lối cải cách chế độ kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước (nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước). Sự thay đổi mô hình kinh tế là đương nhiên kéo theo sự thay đổi vai trò kinh tế của Nhà nước.




    2. Sự thay đổi vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi mô


    hình kinh tế

    Vai trò của Nhà nước trong đời sống kinh tế luôn là mối quan tâm của mọi thời đại. Kinh tế học cổ điển mà đại diện là Ađam Smith (1723-1790) với luận điểm về “bàn tay vô hình’ trong mô hình kinh tế thị trường tự do đã bác bỏ sự can dự của Nhà nước vào đời sống kinh tế. Theo họ, Nhà nước chỉ nên thực hiện hai chức năng là đảm bảo an ninh và thiết lập hệ thống pháp lý để duy trì quyền tự do thương mại và tài sản tư nhân. Quan niệm về vai trò của Nhà nước với tính cách là “người lính gác dân” của trật tự kinh tế thị trường đã bị thay thế bằng quan điểm trong các lý thuyết kinh tế thị trường và mô hình kinh tế thị trường từ Keynes và sau Keynes. Với học thuyết kinh tế của J.M.Keynes (1883-1946) Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong một trật tự kinh tế thị trường, đặc biệt là vai trò khắc phục các nhược điểm của thị trường và trên thực tế đã đưa các nền kinh tế thị trường châu Âu và Mỹ thoát ra cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Các học thuyết kinh tế sau J.Keynes tiếp tục khẳng định vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với các mô hình kinh tế trên các phương diện can thiệp khác nhau vào các quá trình kinh tế của đất nước. Ngày nay, trong một thế giới đầy biến động với những biến đổi sâu sắc của đời sống kinh tế thế giới, vấn đề vai trò kinh tế của Nhà nước một lần nữa lại được nêu lên với tất cả sự cấp bách trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Sự nhận thức về vai trò, chức năng của Nhà nước trong đời sống kinh tế toàn cầu và của từng đất nước đang đòi hỏi phải được tư duy lại. Không ngẫu nhiên mà Báo cáo hàng năm về tình hình kinh tế thế giới của Ngân hàng Thế giới năm 1997
    lại tập trung về vấn đề: “Vai trò của Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi”1.


    Một lần nữa, vai trò kinh tế của Nhà nước đang được đặt ra như một vấn đề có tính toàn cầu. Tuy nhiên trong thực tế quản lý, mỗi một Nhà nước đều có mức độ, phạm vi và các biện pháp can thiệp khác nhau đối với đời sống kinh tế đất nước.


    Ở Việt Nam, vấn đề vai trò của Nhà nước trong mô hình kinh tế thị trường, nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đang đòi hỏi phải được làm sáng tỏ không chỉ đối với các khoa học kinh tế mà còn đối với các khoa học pháp lý, đặc biệt lĩnh vực nghiên cứu lý luận Nhà nước và pháp luật. Sự nhận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...