Luận Văn Đổi mới kinh tế Việt Nam với phép phủ định biện chứng

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Việc đổi mới nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng cộng sản Việt Nam đã lựa chọn từ đại hội Đảng VI (1996) đang từng bước thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Thực tiễn tình hình kinh tế của nước ta trong những năm qua cho thấy công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam đang đi trên con đường đúng đắn. Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang dần dần thu được những thành quả đáng chú ý. Từ một nước phải nhập khẩu gạo trong những năm đầu giải phóng đất nước, đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, sánh vai cùng với Mỹ và Thái Lan. Quan hệ thương mại của nước ta cũng ngày càng được mở rộng với chủ trường “ Việt Nan muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nước ta nhập WTO tổ chức thương mại thế giới – và đến khi đó thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ có những bước tiến mới, hứa hẹn một sự tăng trưởng cao. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong những ngành khoa học cơ bản cũng dần dần được đầu tư thích đáng hơn và có sự chú ý hơn của Nhà nước, bằng chứng là ngân sách Nhà nước cho những ngành này đã tăng lên đáng kể so với những năm đầu thập kỷ 90. Để đạt được những thành tích đáng kể như vậy ngoài sự nỗ lực gồng mình trong xu thế hội nhập với thế giới để không trở thành “kể bị đào thải” thì một trong những điều kiện quan trọng để đưa nước ta có được vị thế dần dần được khẳng định trong khu vực là do Đảng và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kiên trì đường lối lãnh đạo, quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, coi đó là nền tảng tư tưởng và làm kim chỉ nam cho mọi lý luận khoa học và xã hội mặc dầu đã có không ít những sự nghi ngờ, dèm pha về chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Trong quá trình lãnh đạo đất nước để thực hiện mục tiêu “ dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã kiên định đường lỗi lãnh đạo, kế thừa và phát huy chủ nghĩa Mác – Lênin và biết áp dụng thực tiễn phép biện chứng của Mác – xít một cách linh hoạt trong những đường lối, định hướng, chính sách hoạch định phát triển kinh tế xã hội khẳng định việc đổi mới nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn - trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin luôn là nền tảng vững chắc là kim chỉ nam dẫn đường.
    Nhận thức tầm quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác Lênin, đặc biệt là phép phù định biện chứng đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam, và đây cũng là những lý luận cơ bản mà mỗi học sinh khi bước chân vào giảng đường đại học cần phải nắm được, Bộ môn Triết học Mác Lênin – trong Đại học Kinh tế Quốc dân đã có chủ trương cho sinh viên nghiên cứu và ngoài những giời giảng dậy trên lớp, bộ môn đã nâng lên thành một đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em rất vui khi được tiếp xúc với những lý luận cơ bản và cần thiết và rất vui mừng khi được nâng cao kiến thức với một đề tài “đổi mới kinh tế việt nam với phép phủ định biện chứng”.Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên thử sức với một đề tài vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao nên em không tránh khỏi sai sót, em mong các thầy (cô) thông cảm và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện tư duy và kiến thức của mình.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy (cô)

    A.CƠ SỞ LÝ LUẬN
    PHẦN I: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH VÀ PHỦ ĐỊNH

    I. Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc điểm của nó
    1. Khái niệm

    Triết học Mác thấy rõ sự chuyển hoá từ những thay đổi thành những thay đổi về vật chất, sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. Mỗi sự thay thế ấy làm thành một mắt khâu trong sợi dây xích phát của hiện thực và của sự tư duy. Sự ra đời của cái mới là kết quả của sự phủ định cái cũ, cái lỗi thời. Sự phủ định trong tự nhiên lẫn trong xã hội là sự phủ định làm mất đi cái cũ và xuất hiện cái mơí, tiến bộ hơn.Sự phủ định như vậy là hình thức giải quyết các mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật bị phủ định. Từ những sự nhận đinh trên chủ nghĩa duy vật đã đưa ra khái niệm: Phủ định biện chứng là quá trình tự thân vận động phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
    2. Đặc điểm
    Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản
    + Thứ nhất, nó mang tính khách quan, là điều kiện của sự phát triển.
    Phủ định biện chứng là quá trình mang tính khách quan do mâu thuẫn của bản thân sự vật tự quy định. Hơn nữa, phương thức phủ định sự vật cũng không tuỳ thuộc ý muốn của con người. Khi đề cập tới vấn đề này, chúng ta lưu ý rằng, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng, do đó mà có sự phát triển. Sự phủ định là kết quả hoạt động của quy luật mâu thuẫn và quy luật lượng chất cũ và xuất phát từ xu hướng vận động của sự vật, hiện tượng, từ chính trong nội lực của sự vật.
    Nguyên nhân của sự chuyển hoá đó là do sự phát triển của mâu thuẫn bên trong của sự vật do sự biến hoá của một số điều kiện bên trong nào đó làm cho một số đặc trưng, đặc tính hoặc hình thức vốn có mất ý nghĩa tích cực đáng được khẳng định trong quá trình phát triển mà trở thành những cái tiêu cực ngăn cản sự phát triển nhất định, mọi sự vật mới có ý nghĩa tích cực mới là cái ngăn cản sự phát triển nhất định, mọi sự vật mới có ý nghĩa tích cực mới là cái nên khẳng định vượt qua khỏi điều kiện phát triển đó thì ý nghĩa tích cực của nó sẽ mất đi và chuyển thành cái tiêu cực, cái cần phải phủ định. Vì vậy cần phải chuyển hoá sang mặt đối lập của nó, cần phải có đặc trưng, đặc tính khác đối lập với bản thân nó, hoặc hình thức khác mới có thể phát triển lên được nếu không thì sự phát triển sẽ gặp trở ngại, sẽ thành ra sai lầm hay lệch lạc.
    + Thứ hai, nó mang tính kế thừa là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
    Kế thừa là việc cái mới ra đời từ cái cũ đã giữa lại trong đó những yếu tố tích cực tiến bộ từ cái cũ tạo đi phù hợp với hoàn cảnh mới.
    Phủ định biện chứng không phải là thủ tiêu, sự phá hoại hoàn toàn của cái bị phủ định. Trái lại, để dẫn tới sự ra đời của cái mới, quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong đó nhân tố giữ lại những nội dung tích cực của cái bị phủ định. Phủ định biện chứng, do vậy, là sự phủ định mang tính kế thừa. Với ý nghĩa như vậy, phủ định đồng thời là khẳng định. Diễn đạt tư tưởng đó, Lênin có viết “ không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng . mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”.
    Giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới. Thật ra, nó đã tham gia vào việc tạo ra cái hiện tại, nó tạo thành mối liên hệ sống động trong thời gian. Một trong những hình thức quan trọng của cái được kế thừa trong đời sống xã hội là truyền thống. Truyền thống là cái chứa đựng trong bản thân mình những năng lực to lớn để tạo ra cái mới.
    Trong qúa trình đổi mới hiện nay, chúng ta phải biết kế thừa những di sản tích cực của dân tộc cũng như của thế giới. Nhưng có lúc, có nơi đã coi nhẹ việc khai thác vốn quý báu của dân tộc, có quan điểm phủ định sạch trơn. Ngược lại, có lúc có nơi lại phục hồi cả những phong tục tập quán đã lỗi thời, không biết đứng trên yêu cầu mới của cách mạng mà cải biến và sử dụng những vốn cũ đó cho thích hợp.
     
Đang tải...