Tiểu Luận đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn trong nhà trường thpt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ ĐẦU:


    Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh (HS), nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên (GV) và nhà trường, cho bản thân HS, để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Nói cách khác, đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Và kiểm tra là phương tiện và hình thức quan trọng, quyết định kết quả đánh giá.

    Trước nhu cầu bức thiết phải đổi mới PPDH như hiện nay, việc kiểm tra đánh giá (KTĐG) phải chuyển biến mạnh theo hướng: phát triển tính tích cực, trí thông minh sáng tạo của HS; khuyến khích HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, bộc lộ những cảm xúc và thái độ của bản thân trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nói chung là việc KTĐG phải thoát khỏi quỹ đạo dạy và học thụ động để đi vào quỹ đạo dạy và học tích cực, chủ động, sáng tạo.

    Môn Ngữ văn với mục tiêu đặc thù là phải rèn luyện cho HS biết cách tư duy hình tượng nghệ thuật, thành thạo kĩ năng đọc – hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương trong hệ thống tích hợp ngang và tích hợp dọc, nên cũng rất cần có sự đổi mới trong KTĐG. Nhưng, việc đổi mới KTĐG như thế nào để dạy và học môn Ngữ văn tích cực hơn, có hiệu quả cao hơn và gợi được sự hứng thú học tập đối với HS thì không phải là vấn đề đơn giản, không thể thực hiện một cách máy móc, rập khuôn, mà đòi hỏi chúng ta phải có quá trình chuẩn bị kiến thức cho HS một cách chu đáo, lựa chọn phương tiện, cách thức kiểm tra sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình học tập của HS ở từng địa phương, từng trường, từng lớp. Tất cả nhằm đảm bảo được yêu cầu chung là: “đổi mới mạnh mẽ cách thức kiểm tra, thi với yêu cầu HS phải học thuộc lòng nhiều sự kiện, các bài văn mẫu; tăng cường các câu hỏi đòi hỏi HS suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng của riêng mình”.

    Trong hơn năm năm qua, tổ Văn trường THPT Phan Đình Phùng ( Phú Yên) đã được hướng dẫn và thực hiện đổi mới cách thức, nội dung KTĐG, để thúc đẩy đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Nhìn chung chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định.Quá trình thực hiện xin được trình bày cụ thể ở phần NỘI DUNG.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...