Tiến Sĩ Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng
    Năm- 2011

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT
    TẮT iii
    DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG .v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU
    Chương 1. HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG .8
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 8
    1.1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Trung ương . 8
    1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Trung ương 9
    1.1.3. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Trung ương 11
    1.1.4. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương . 14
    1.2. HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 16
    1.2.1. Quan niệm về hoạt động thị trường mở 16
    1.2.2. Cơ chế tác động của hoạt động thị trường mở 18
    1.2.3. Vai trò của hoạt động thị trường mở đối với Ngân hàng Trung ương . 20
    1.2.4. Nội dung hoạt động thị trường mở 25
    1.3. KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 35
    1.3.1. Hoạt động thị trường mở của một số nước phát triển 36
    1.3.2. Hoạt động thị trường mở của một số nước trong khu vực 44
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 50
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 55

    Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 56
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 56
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 56
    2.1.2. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 57
    2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 57
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 60
    2.2.1. Cơ sở pháp lý . 60
    2.2.2. Cơ cấu tổ chức .67
    2.2.3. Hàng hoá giao dịch
    2.2.4. Chủ thể tham gia72
    2.2.5. Phương thức giao dịch 75
    2.2.6. Phương thức thực hiện 77
    2.2.7. Thời gian giao dịch và thời gian thanh toán 81
    2.2.8. Kỳ hạn giao dịch 83
    2.2.9. Doanh số giao dịch trên thị trường mở 83

    2.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 85
    2.3.1. Kết quả đạt được 85
    2.3.2. Hạn chế còn tồn tại .97
    2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 100
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

    Chương 3. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
    3.1. XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 107
    3.2. XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 109
    3.3. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 110
    3.3.1. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường mở hiện có của Ngân hàng Nhà nước Việt
    Nam 110
    3.3.2. Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 119
    3.3.3. Nâng cao chất lượng kinh doanh, cải thiện khả năng tài chính và mở rộng các thành viên
    tham gia thị trường mở . 130
    3.4. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC . 133

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
    KẾT LUẬN CHUNG 13

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .141
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .142
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .152


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của Luận án

    Chủ trương “Đổi mới” đưa đất nước sang một bước phát triển mới, mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt
    Nam cần có sự thay đổi căn bản. Theo đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã có những thay đổi mang tính chất lịch sử, đánh dấu từ Nghị định số 53/HĐBT ban hành ngày 26/3/1988 về việc chuyển đổi mô hình hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Ngân hàng Trung ương. Theo đó, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng bước được xác lập lại và hoàn thiện theo hướng phù hợp với yêu cầu mới. Đối với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ, các công cụ dần được đưa vào sử dụng như công cụ dự trữ bắt buộc, công cụ lãi suất, đến tháng 7/2000, hoạt động thị trường mở chính thức vận hành. Với những ưu điểm vượt trội, hoạt động thị trường mở đã trở thành công cụ linh hoạt và có hiệu quả nhất của chính sách tiền tệ, góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ.
    Qua một thời gian vận hành hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức, điều hành, quản lý thị trường mở, tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu hoạt động thị trường mở nhằm đáp ứng trước những thay đổi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hoạt động của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là một đòi hỏi cấp thiết, đề tài “Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu nhằm xem xét và đánh giá quá trình triển khai hoạt động thị trường mở từ khi thực hiện đến nay, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp mang tính đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
    - Nghiên cứu những nội dung cơ bản của hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương và kinh nghiệm tổ chức, điều hành hoạt động thị trường mở của
    Ngân hàng Trung ương ở một số quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    -Nghiên cứu thực trạng hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích kết quả đạt được đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục trong thời gian tới.
    -Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...