Tiến Sĩ Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 3
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phương pháp nghiên cứu 4
    7. Những đóng góp của luận án 4
    8. Cấu trúc của luận án 5
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh sự bị đại học dân tộc 6
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu 6
    1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6
    1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 10
    1.2 Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh 13
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 13
    1.2.2. Vai trò của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học 18
    1.2.3. Nội dung, loại hình, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh 20
    1.3 . Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 29
    1.3.1. Đặc điểm học sinh dự bị đại học dân tộc 29
    1.3.2. Đặc điểm dạy học Vật lí cho học sinh dự bị đại học dân tộc 31
    1.3.3. Nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí cho học sinh dự bị đại học dân tộc 36
    1.4. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 37
    1.4.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 37
    1.4.2. Tổng quan một số phần mềm kiểm tra - đánh giá kết quả học tập hiện nay 39
    1.4.3. Yêu cầu đối với phần mềm hỗ trợ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 40
    1.5. Thực trạng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 42
    1.5.1. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường dự bị đại học dân tộc 42
    1.5.2. Thực trạng về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và học sinh dự bị đại học dân tộc 43
    1.5.3. Thực trạng về hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 45
    1.6. Các yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 46
    Kết luận chương 1 50
    Chương 2. Một số biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 52
    2.1. Nguyên tắc đề xuất một số biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 52
    2.2 Đề xuất một số biện pháp và vận dụng vào đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 53
    2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng phần mềm PTES hỗ trợ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 53
    2.2.2 Biện pháp 2: Điều chỉnh chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí của Trung học phổ thông phù hợp với dự bị đại học dân tộc để xác định nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 60
    2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng phối hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan với câu hỏi tự luận trong kiểm tra kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 68
    2.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra - đánh giá kết quả thực hành thí nghiệm Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 82
    2.2.5. Biện pháp 5: Chú trọng tổ chức hoạt động tự kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 90
    2.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng các thông tin phản hồi từ kết quả bài kiểm tra môn Vật lí của học sinh để điều chỉnh câu hỏi, đề kiểm tra và phương pháp dạy học96
    2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 100
    Kết luận chương 2 101
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 103
    3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 103
    3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 103
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 103
    3.4. Trang bị kiến thức công nghệ thông tin cho giáo viên và học sinh 106
    3.5. Tiến trình và kết quả thực nghiệm sư phạm 108
    Kết luận chương 3 132
    KẾT LUẬN 134
    Danh mục các công trình có liên quan đến luận án 137
    Tài liệu tham khảo 139
    Phụ lục 1 P1
    Phụ lục 2 P4
    Phụ lục 3 P5
    Phụ lục 4 P8
    Phụ lục 5 P17
    Phụ lục 6 P24
    Phụ lục 7 P27
    Phụ lục 8 P30
    Phụ lục 9 P33
    Phụ lục 10 P50
    Phụ lục 11 P56
    Phụ lục 12 P61


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghị quyết kì họp thứ 8, Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu: "Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước." [67]
    Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, làm chủ kiến thức, tránh học vẹt, học chay. Đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử" [5].
    Việc đổi mới phương pháp dạy học phải được đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học; đổi mới phương tiện dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học trên lớp và ngoại khóa; đổi mới môi trư­ờng giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng. Đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của HS.
    Kiểm tra - đánh giá KQHT của HS ở các môn học thực chất là KT-ĐG kết quả quá trình dạy học dựa trên cơ sở KT-ĐG thường xuyên, liên tục ở tất cả các hình thức dạy học, với nhiều cách đánh giá, như kiểm tra nói hoặc viết, tiến hành bài tập thực hành, quan sát, lập hồ sơ học tập. Thực tế dạy học cho thấy, cách dạy của GV và cách học của HS bị chi phối bởi quan niệm "kiểm tra gì học nấy" kể cả việc ra đề KT. Vì vậy, trong đổi mới giáo dục hiện nay, khi tiến hành đổi mới KT có ý nghĩa cấp thiết và là biện pháp quan trọng. Đổi mới KT-ĐG KQHT của HS qua đổi mới nội dung, hình thức, xây dựng các bộ công cụ ĐG, phối hợp kiểu ĐG truyền thống bằng hình thức KT tự luận kết hợp với TNKQ đảm bảo ĐG khách quan, trung thực mức độ đạt đ­ược mục tiêu giáo dục của từng HS.
    Trường DBĐHDT thuộc hệ thống các trường ĐH có nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ người DTTS cho vùng miền núi. Việc nâng cao chất lượng học tập cho HS các DTTS trong thời gian học DBĐHDT nhằm cung cấp cho xã hội đội ngũ cán bộ người DTTS có năng lực và phẩm chất đáp ứng những nhiệm vụ mới là trách nhiệm của toàn ngành nói chung và của các trường DBĐHDT nói riêng. Trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các trường DBĐHDT đã quan tâm tới việc thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và KT-ĐG kết quả học tập của HS, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới KT-ĐG KQHT hiện nay.
    Hiện nay, CNTT mang lại nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. CNTT đã cải biến chất lượng giáo dục một cách có hiệu quả, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học: Ngay từ khi ra đời, máy tính điện tử đã đóng góp vai trò quyết định trong việc chuyển từ mô hình dạy học truyền thống sang mô hình dạy học hiện đại. GV không còn đóng vai trò là nguồn thông tin duy nhất của quá trình dạy học. Thay vào đó, GV đóng vai trò là người tổ chức, người cùng học, người tư vấn. CNTT có thể tạo ra môi trường dạy học mới và góp phần đổi mới phương pháp dạy học. CNTT có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và KT-ĐG KQHT của HS. Sự hỗ trợ của máy vi tính, mạng máy tính và các phần mềm KT-ĐG giúp cho hoạt động KT-ĐG đảm bảo tính khách quan, công bằng và phản hồi nhanh kết quả về quá trình dạy học, đồng thời thúc đẩy quá trình tự học của HS tốt hơn. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu đổi mới hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của HS, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu ứng dụng CNTT vào đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn KT-ĐG KQHT của HS để đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm đổi mới hoạt động KT-ĐG kết quả học tập môn Vật lí của học sinh DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT nhằm nâng cao lượng dạy học ở trường DBĐHDT.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT tại 04 trư­ờng DBĐHDT (Việt Trì, Sầm Sơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh).
    Phạm vi nghiên cứu gồm 6 phần kiến thức ở học kỳ 2 trong tổng 14 phần kiến thức thuộc chương trình môn Vật lí ở trường DBĐHDT.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu đề xuất được các biện pháp đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT và áp dụng các biện pháp này một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở Trường DBĐHDT.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về KT-ĐG KQHT của HS: Vai trò của KT-ĐG trong quá trình dạy học; nội dung, loại hình KT-ĐG KQHT của HS; Vai trò vị trí và sự phát triển của công cụ hỗ trợ KT-ĐG KQHT của HS; việc sử dụng CNTT trong KT-ĐG KQHT môn vật lý; các yêu cầu sử dụng phần mềm hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT.
    5.2. Điều tra thực trạng KT-ĐG KQHT môn vật lý của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT: Nội dung, hình thức và các phương tiện hỗ trợ hoạt động KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT.
    5.3. Xây dựng và sử dụng các công cụ CNTT: Tìm hiểu những xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học và KT-ĐG; các sản phẩm khoa học công nghệ hỗ trợ KT-ĐG KQHT của HS hiện nay để xây dựng phần mềm PTES hỗ trợ KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT.
    5.4. Đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT: Nghiên cứu vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn KT-ĐG KQHT của HS và các khả năng hỗ trợ của phần mềm PTES đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT
    5.5. Thực nghiệm sư­ phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở các trường DBĐHDT để ĐG tính khả thi của các biện pháp đổi mới KT-ĐG KQHT của HS đã đề xuất, những khả năng và hiệu quả hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí ở trường DBĐHDT của phần mềm PTES,
    6. Ph­ương pháp nghiên cứu
    6.1. Ph­ương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các tài liệu nhằm hệ thống hoá những cơ sở lý luận của việc KT-ĐG KQHT của HS và xác định các biện pháp đổi mới KT-ĐG KQHT của HS với sự hỗ trợ của CNTT.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra cơ bản về thực trạng KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT, từ đó xác định những thuận lợi và khó khăn trong việc đổi mới KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT.
    6.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Phát phiếu điều tra (với HS, GV, các chuyên gia) và KT-ĐG chất lượng học tập của HS để lấy số liệu nghiên cứu.
    6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm 2 vòng nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ thực nghiệm.
    7. Những đóng góp của luận án
    7.1. Về lý luận
    - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về KT- ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT. Khẳng định vai trò quan trọng của đổi mới hoạt động KT- ĐG KQHT đối với dạy học Vật lý hiện nay.
    - Đề xuất các yêu cầu đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT của HS và yêu cầu đối với phần mềm hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT.
    7.2. Về thực tiễn
    - Xây dựng phần mềm PTES hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí cho HS DBĐHDT. Xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ và TL môn Vật lí phục vụ KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT.
    - Đánh giá được thực trạng hoạt động KT- ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT hiện nay.
    - Đề xuất và vận dụng 06 biện pháp vào đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT.
    8. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương:
    Ch­ương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc.
    Chương 2. Một số biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
    Chương 3. Thực nghiệm sư­ phạm.
    Luận án có sử dụng 123 tài liệu tham khảo, trong đó có 97 tài liệu tiếng Việt, 22 tài liệu tiếng Anh và một số địa chỉ website trên mạng internet. Phần phụ lục của luận án có 61 trang.


    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
    KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
    CỦA HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
    1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
    1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
    Khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của KT và ĐG năng lực nhận thức của HS, nhà giáo dục học J.A.Comenxki (1592 - 1670) người Séc đã coi việc KT-ĐG tri thức HS như một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học. Đặc biệt I.B Bazelov đề xuất một hệ thống ĐG tri thức trong trường học và chia hệ thống ĐG làm 12 bậc và vận dụng vào thực tiễn dạy học, ông cho rằng có 3 bậc phù hợp với trình độ nhận thức của HS phổ thông: tốt - trung bình - kém. Hệ ĐG này áp dụng ở một số nước, trong đó có Nga (dẫn theo [8]).
    Để KT-ĐG đúng kết quả học tập của HS, vào thế kỉ XIX, các nhà giáo dục Mĩ, Anh đã nêu một phương pháp ĐG mới bằng TNKQ bên cạnh phương pháp TL truyền thống thông qua bộ thang đo năng lực nhận thức và quy trình ĐG. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là O.W.Caldwell và S.A.Courtis, năm 1845 các ông đề xướng kế hoạch sử dụng hình thức KT và thi theo tinh thần bảo đảm độ tin cậy và tính khách quan bằng trắc nghiệm. Fisher người Anh năm 1864 đã phát triển các trắc nghiệm dưới dạng bộ thang đo để ĐG thành tích và chất lượng học tập các môn Chính tả, Số học, Tập đọc và Ngữ pháp [102]. Năm 1894, Rice - nhà bác học Mĩ đề xuất quy trình ĐG theo tinh thần đổi mới mở đầu cho việc ĐG, đo lường có hệ thống trong giáo dục.
    Từ những năm 50 cho đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu ở giai đoạn này chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính như làm sáng tỏ chức năng KT-ĐG tri thức HS đối với việc góp phần phát huy tính tích cực, tự lực, độc lập, hứng thú của HS trong hoạt động học tập; tìm ra các hình thức ĐG tri thức thích hợp với từng loại đối tượng HS, từng môn học, việc này được thể hiện rất rõ trong công trình nghiên cứu của V.M.Palonxki


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A - TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
    [1]. Agarôtnhicốp I.T (1973), Lí luận dạy học (Tài liệu dành cho sinh viên các Trường Đại học Sư phạm).
    [2]. Vũ Anh (1999), “Giáo dục đại học thế kỷ 21: Tầm nhìn và hành động”, Tạp chí ĐH và GDCN, số 99 (4), tr.13-15.
    [3]. Dương Trọng Bái - Vũ Quang (1983), Bài tập Vật lý phổ thông chọn lọc, Tập 1&2, NXB Giáo dục.
    [4]. Lê Khánh Bằng (1998), “Phương pháp cơ bản nâng cao chất lượng và hiệu quả tự học, tự đào tạo của học sinh sinh viên”, Tạp chí ĐH và GDCN, số 98 (7), tr.10-11.
    [5]. Báo cáo của BCHTW khoá VIII về các văn kiện trình Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Nhân dân ngày 22/04/2001.
    [6]. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên, Hà Nội.
    [7]. Bloom B.S (1994), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
    [8]. Nguyễn Thị Bích (2009), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử trong dạy học môn Lịch sử ở trường Trung hoc cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.
    [9]. Trần Hữu Cát (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Vật lí - Bài giảng Cao học - Đại học Vinh
    [10]. Nguyễn Thị Côi (2001), "Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên khoa Lịch sử Đại học sư phạm", Một số vấn đề về lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội.
    [11]. Nguyễn Hải Chõu, Nguyễn Trọng Sửu (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trỡnh, sỏch giỏo khoa lớp 10 Trung học phổ thụng mụn Vật lý, NXB Giỏo dục.
    [12]. Nguyễn Hữu Châu (1998), “Sự phân loại các mục tiêu giáo dục và vấn đề đánh giá chất lượng giáo dục”, Tạp chí NCGD, số 98(5), tr. 3-7.
    [13]. Nguyễn Đình Chỉnh (1997), “Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong các trường sư phạm. Một yêu cầu cấp bách”, Tạp chí ĐH và GDCN, 97(7), tr.9-10.
    [14]. Hoàng Chúng (1992), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB GD.
    [15]. Hoàng Dũng - Dương Thiệu Tống (2001), “Phương thức tuyển sinh đại học đa thông số”, Tạp chí NCGD, số 2001(3), tr.11-12.
    [16]. Lê Công Dưỡng, Lâm Quang Thiệp (1994) “Khả năng ứng dụng kỹ thuật TEST ở bậc đại học”, Tạp chí ĐH và GDCN, số 94 (5), tr.11-12.
    [17]. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật.
    [18]. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học dạy học, NXB Giáo dục.
    [19]. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội.
    [20]. Hà Thị Đức (2001), “Cần đảm bảo tính khách quan khi kiểm tra đánh giá tri thức giáo dục học của sinh viên sư phạm”, Tạp chí GD, 2001 (1/4); tr.25-30.
    [21]. P. Geoffrey, Dạy học ngày nay (Bản dịch tiếng Việt), NXB Stanley Thornes.
    [22]. Lê Văn Giáo (2005), Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
    [23]. P. Griffin, J. Izard (1994), Những cơ sở của kĩ thuật trắc nghiệm, Vụ Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    [24]. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, NXB Giáo dục.
    [25]. Nguyễn Thị Hạnh (2007), Một số vấn đề về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục.
    [26]. Lê Văn Hảo (1997), “Vị trí và vai trò của kiểm tra học tập trong nhà trường”, Tạp chí NCGD, số 97 (6), tr.12-13.
    [27]. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2000), “Về một phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh - Trắc nghiệm khách quan”, Tạp chí NCGD, số 2000 (346), tr.18-26.
    [28]. Phó Đức Hòa, Chu Thị Hằng, Nguyễn Huyền Trang (2008), Lý thuyết trắc nghiệm khách quan và thiết kế bài tập trắc nghiệm ở tiểu học, NXB Giáo dục.
    [29]. Phó Đức Hoan (1993), Phương pháp giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông trung học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    [30]. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục.
    [31]. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1999), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục.
    [32]. Hà Văn Hùng (2007), Phương pháp sử dụng các phương tiện thí nghiệm trong dạy học Vật lí, Bài giảng chuyên đề Cao học, Đại học Vinh.
    [33]. Hà Văn Hùng, Lê Cao Phan (2005), Tổ chức hoạt động thí nghiệm tự làm ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục.
    [34]. T.A. Ilina (1978), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục.
    [35]. Nguyễn Công Khanh (2001), “Mấy vấn đề phương pháp luận và nguyên tắc kỹ thuật khi thực hành nghiên cứu đánh giá trong khoa học xã hội”, Tạp chí NCGD, số 2001(1), tr. 3-14.
    [36]. Nguyễn Công Khanh (2004). Đánh giá đo lường trong khoa học xã hội: qui trình, kĩ thuật, thiết kế, chuẩn hoá công cụ đo, NXB Chính trị Quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...