Báo Cáo đổi mới đầu tư công ở việt nam giai đoạn 2011-2020

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thực trạng đầu tư công giai đoạn 2001-2010


    Trong giai đoạn 2001-2010, mặc dù bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động bất lợi, song Việt Nam vẫn đạt được một số thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nhiều nước trong khu vực. Có thể nói một trong những nhân tố quan trọng góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng này là Việt Nam đã khơi thông được các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra.


    Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn
    1991-2010 so với GDP (giá hiện hành).




    Giai đoạn
    Tốc độ tăng trưởng
    GDP (%)
    Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP (giá hiện hành)


    1991-1995
    8,21
    28,2


    1996-2000
    7,00
    33,3


    2001-2005
    7,49
    39,1


    2006-2010*
    6,90
    42,7


    Nguồn: TCTK. *Số năm 2010 là số ước thực hiện.


    Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên dự kiến khoảng 41% năm 2010. Trong đó, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 39,1%, giai đoạn 2006-2010 ước vào khoảng là 42,7%. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, tổng đầu tư xã hội bình quân đạt xấp xỉ 41% GDP, cao hơn so với mục tiêu đề ra và cao hơn so với mức 30,7% GDP giai đoạn 1991-2000 (Bảng 1).


    Hình 1: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010





































    Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Bộ Tài chính.


    Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có một vị trí khá quan trọng. Bình quân giai đoạn 2001-2010, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Đầu tư của khu vực công bao gồm các nguồn chủ đạo là: đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư tín dụng Nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó đầu tư của NSNN và từ các DNNN chiếm trên 75% đầu tư của khu vực công (Hình 1). Cụ thể như sau:


    ã Vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 51% tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và bằng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tính theo tỷ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2001-2010 lên đến 9,45%1.


    Từ năm 2003, để tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, việc đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu được triển khai thực hiện. Đối tượng được đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ là một số dự án quan trọng, thiết yếu thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các dự án quan trọng đối với nền kinh tế, cần đầu tư song chưa thể cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm. Bình quân giai đoạn 2006- 2010, tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện ước bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
    ã Vốn tín dụng đầu tư giai đoạn 2001-2010 ước chiếm khoảng 22,6% tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước, tương đương khoảng 4,2% GDP.




    1 Bao gồm cả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

    Nguồn vốn tín dụng nhà nước trong thời gian qua đã được tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, xúc tiến đầu tư, phát triển các ngành then chốt như đóng tàu, điện, nước . nhằm góp phần nâng cao tiềm lực của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.


    ã Tỷ trọng đầu tư của khu vực DNNN trong tổng vốn đầu tư nhà nước tuy có giảm trong những năm gần đây, song vẫn là nguồn vốn quan trọng. Bình quân giai đoạn 2001-2010, tổng vốn đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp và tổng công ty Nhà nước chiếm khoảng 25,4% tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước. Nhờ đó, khu vực DNNN đã phát huy được vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế quan trọng.


    Hình 2: Cơ cấu vốn đầu tư nhà nước giai đoạn 2001-2010 (%).








































    Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Bộ Tài chính


    Đánh giá về kết quả thực hiện đầu tư công giai đoạn 2011-2020, có thể
    rút ra một số nhận định sau:


    Thứ nhất, đầu tư từ khu vực nhà nước đã trở thành một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời gian qua, tạo ra các tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng Đầu tư Nhà nước đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, đầu tư từ các khu vực khác suy giảm (ví dụ như giai đoạn 2008-2009).

    Thứ hai, cơ cấu đầu tư công đã có một số chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; đã chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước cũng đã tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ lực lượng lao động. Cụ thể, trong tổng mức đầu tư phát triển từ NSNN, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ trọng khá lớn. Bình quân giai đoạn 2001-2010, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm trên 90% tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN. Nguồn lực NSNN đã được tập trung cho việc phát triển các dự án hạ tầng thiết yếu trong nền kinh tế, các dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.


    Thứ ba, đã hình thành được bộ khung pháp luật tương đối đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng. Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư đến nay cơ bản đã bao quát được hầu hết hoạt động đầu tư từ khu vực nhà nước.


    2. Một số vấn tồn tại trong đầu tư công hiện nay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...