Chuyên Đề Đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp
    LỜI MỞ ĐẦU

    Đối với nền kinh tế Việt Nam, kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém như: quy mô nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; nhìn chung trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Do đó, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước. Nghị quyết Trung ương 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã đề ra những nội dung chủ đạo của việc sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước chỉ còn tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh. Để doanh nghiệp nhà nước thực hiện được nhiệm vụ này, cần phải tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp, trong đó, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng. Trong điều kiện hiện nay vốn ngân sách có giới hạn, Nhà nước càng cần phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn.
    Cục Tài chính doanh nghiệp là cơ quan được Nhà nước giao thống nhất quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp trong cả nước, đồng thời thực hiện vai trò chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Cục là quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Trong những năm vừa qua, Cục Tài chính doanh nghiệp đã ban hành các chính sách quản lý vốn nhà nước tương đối có hệ thống. Nhưng nội dung các chính sách này còn một số điểm chưa đầy đủ, hợp lý và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy, việc đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước là rất cần thiết hiện nay.
    Từ sự cấp thiết đó, tôi xin chọn đề tài: “Đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Trong luận văn này, tôi chỉ đề cập đến công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do vai trò đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Luận văn được chia thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp.
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp.
    Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Vương Trọng Nghĩa và các cán bộ Cục Tài chính doanh nghiệp- Bộ Tài chính đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.






    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Lý luận chung về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
    nhà nước 3

    I. Doanh nghiệp nhà nước 3
    1. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước 3
    2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước 6
    3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường. 6
    II. Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước 8
    1. Khái quát về vốn trong doanh nghiệp 8
    2. Tính tất yếu của việc quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp
    nhà nước 11
    3. Nội dung công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước 12
    4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn nhà nước tại các
    doanh nghiệp nhà nước 21

    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
    nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp. 25

    I. Giới thiệu Cục Tài chính doanh nghiệp 25
    1. Lịch sử hình thành 25
    2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Tài chính doanh nghiệp: 26
    3. Tổ chức bộ máy của Cục Tài chính doanh nghiệp: 28
    II. Thực trạng các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 29
    III. Tình hình công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
    nước của Cục Tài chính doanh nghiệp. 34
    1. Vai trò chủ sở hữu. 35
    1.1. Đầu tư vốn và giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước. 36
    1.2. Huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước 38
    1.3. Quản lý sử dụng vốn và tài sản 40
    1.4. Bảo toàn và phát triển vốn 42
    1.5. Phân phối và sử dụng các quỹ 43
    2. Vai trò quản lý nhà nước 48
    IV. Đánh giá công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
    nước của Cục Tài chính doanh nghiệp 50
    1. Ưu điểm 50
    1.1. Quyền chủ động của doanh nghiệp được mở rộng 50
    1.2. Đề cao trách nhiệm bảo toàn vốn của doanh nghiệp 51
    1.3. Bảo đảm sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh
    nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác 51
    1.4. Công tác giám sát đã đạt được một số kết quả. 52
    2. Hạn chế 53
    2.1. Tổ chức bộ máy quản lý vốn nhà nước chưa hợp lý 53
    2.2. Cơ chế đầu tư vốn chưa đầy đủ và phù hợp. 53
    2.3. Vấn đề sở hữu doanh nghiệp nhà nước 55
    2.4. Doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự được chủ động. 55
    2.5. Chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế 56
    2.6. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp chưa cụ thể 58
    2.7. Hiệu quả công tác giám sát doanh nghiệp nhà nước chưa cao. 58

    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đổi mới công tác quản lý vốn nhà
    nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục tài chính doanh nghiệp 59

    1. Mục tiêu cơ bản khi thực hiện đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước
    tại các doanh nghiệp nhà nước. 59
    2. Một số kiến nghị nhằm đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các
    doanh nghiệp nhà nước. 60
    2.1. Đổi mới tổ chức quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
    nước. 61
    2.2. Hoàn thiện cơ chế đầu tư vốn 62
    2.3. Thống nhất vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước khi huy
    động vốn. 64
    2.4. Mở rộng hơn nữa quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước 64
    2.5. Hoàn thiện chính sách phân phối và sử dụng các quỹ 66
    2.6. Quy định rõ trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp. 67
    2.7. Tăng cường công tác giám sát quản lý vốn 68

    Kết luận 69
     
Đang tải...