Chuyên Đề Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Quế Phong

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận tốt nghiệp Học Viện TTN Việt Nam
    Lô Văn Điệp - K50
    PHN MỞ ĐẦU

    1- Lý do chọn đề tài :
    Trong những năm qua, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển. Công cuộc CNH,HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo được niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín của Đảng được nâng cao trên trường quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng, bổ sung những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ Đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, bởi vì:
    Hiện nay tư duy kinh tế thay đổi, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường điều này đã làm cho những thay đổi lớn về cơ cấu xã hội thanh niên, đòi hỏi hệ thống tổ chức Đoàn phải đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp, từ đó đặt ra những yêu cầu mới cho đội ngũ cán bộ Đoàn ở mọi cấp, mỗi cán bộ Đoàn phải có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay.
    Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, tạo ra một lớp thanh niên mới năng động, sáng tạo, thông minh. Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ Đoàn đủ trình độ năng lực đáp ứng được trình độ của thanh niên và yêu cầu nhiệm vụ của Đảng. Đó là trình độ lí luận chính trị, kinh tế, tin học, ngoại ngữ
    Từ những yêu cầu mới về phẩm chất năng lực của người cán bộ Đoàn trong thời kì mới điều này cũng tạo ra những yêu cầu mới cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
    Trong công tác đào tạo, theo báo cáo của nhiệm kì VIII (2007-2011) của Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã có 1.234.000 cán bộ được đào tạo bồi dưỡng, tăng 72,8% so với nhiệm kì VII (2002-2007). Tuy vậy, số lượng này mới chỉ đáp ứng được 27,5% nhu cầu đào tạo cán bộ đoàn chuyên trách. Về kinh phí đào tạo chỉ đáp ứng được 32% nhu cầu. Những bất cập và tồn tại đó là chúng ta chưa có một cơ chế chính sách cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn hợp lí, thống nhất và cụ thể.
    Trong thực tế hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn nói chung và công tác đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở huyện Quế Phong-tỉnh Nghệ An nói riêng đang thiếu hệ thống quan điểm và chính sách cho công tác này. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn đang gặp khó khăn.
    Nội dung đào tạo còn chậm đổi mới máy móc. Trong khi hệ thống trường đào tạo cán bộ Đoàn – Hội – Đội trong cả nước đã có nhiều biến đổi.
    Tóm lại: Do yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người cán bộ Đoàn, xuất phát từ thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn hiện nay còn nhiều bất cập, phải đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Đoàn thanh niên cần có những chính sách, nội dung, hình thức đào tạo cụ thể, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
    Với những lí do trên mà tôi nghiên cứu đề tài: “ Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An” làm tiểu luận tốt nghiệp chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính và nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài :
    2.1. Mục đích chọn đề tài .
    Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở với các cấp, các ngành liên quan, đặc biệt là cấp bộ Đoàn để có sự điều hành, chỉ đạo phù hợp đưa công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đạt hiệu quả, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ của đề tài .
    - Nghiên cứu tìm hiểu thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay ở huyện Quế Phong , qua đó rút ra bài học kinh nghiệm.
    - Xác định phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong tình hình hiện nay và đề xuất những phương án, nội dung làm rõ một số vấn đề lí luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn và một số vấn đề liên quan.
    - Phân tích thực trạng, vận dụng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong thực trạng đào tạo, chính sách cán bộ Đoàn thanh niên.
    3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Khách thể nghiên cứu:
    - Công tác tổ chức cán bộ Đoàn trên địa bàn huyện Quế Phong
    - Công tác Đoàn – Hội – Đội và phong trào thanh thiếu niên Huyện Đoàn Quế Phong
    Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn của các cấp ủy Đảng, chính quyên huyện Quế Phong.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu:
    - Thực trạng công tác tổ chức và công tác cán bộ Đoàn cơ sở huyện Quế Phong Những giải pháp nhằm đổi mới công tác tổ chức và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cán bộ Đoàn huyện Quế Phong
    3.3. Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quế Phong.
    - Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ năm 2011 – 2012.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin để phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
    - Nghiên cứu các quan điểm của Đảng, đường lối chủ trương và chính sách liên quan đến công tác cán bộ Đoàn – Hội – Đội.
    - Tiến hành tọa đàm, phỏng vấn đến các đối tượng có liên quan tìm ra thực trạng về công tác tổ chức và cán bộ Đoàn cơ sở. Qua đó biết được mối quan tâm, tâm tư, nguyện vọng của cấp cơ sở.
    - Cùng sinh hoạt, tham gia hoạt động trực tiếp với cán bộ Đoàn cơ sở, Chi đoàn cơ sở để thấy được những ưu, khuyết điểm mang tính thực tiễn.
    - Phân tích tổng hợp, đánh giá rút ra kinh nghiệm.
    5. Kết cấu tiểu luận:
    Chuyên đề kết cấu gồm các phần:
    5.1 Phần mở đầu.
    5.2 Phần thứ hai: kết quả nghiên cứu của đề tài.


    Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên.
    - Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay.
    - Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...