Chuyên Đề Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở huyện Kim Động – tỉnh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHN MỞ ĐẦU

    1- Lý do chọn đề tài:
    Trong những năm qua, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển. Công cuộc CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo được niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín của Đảng được nâng cao trên trường quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng, đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ Đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
    Hiện nay tư duy kinh tế thay đổi, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường điều này đã làm cho những thay đổi lớn về cơ cấu xã hội thanh niên, đòi hỏi hệ thống tổ chức Đoàn phải đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp, từ đó đặt ra những yêu cầu mới cho đội ngũ cán bộ Đoàn ở mọi cấp, mỗi cán bộ Đoàn phải có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay.
    Đánh giá vai trò của thanh niên, Mac chỉ cho chúng ta rằng, những người công nhân tiên tiến hoàn toàn hiểu rõ rằng tương lai của giai cấp họ và do đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên. Mac nói: “ Thanh niên là cội nguồn sự sống của mỗi dân tộc, giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc”
    Cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX xác định cán bộ là nhân tố then chốt, công tác cán bộ là bộ phận quan trọng của công tác cán bộ Đảng. Có thể khẳng định, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn là một đòi hỏi mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiên nay.
    Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, tạo ra một lớp thanh niên mới năng động, sáng tạo, thông minh. Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ Đoàn đủ trình độ năng lực đáp ứng được trình độ của thanh niên và yêu cầu nhiệm vụ của Đảng. Đó là trình độ lí luận chính trị, kinh tế, tin học, ngoại ngữ
    Trong thực tế hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn nói chung và công tác đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở huyện Kim Động– tỉnh Hưng Yên nói riêng đang thiếu hệ thống quan điểm và chính sách cho công tác này. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn đang gặp khó khăn.
    Hiện nay chưa có một hệ thống các quy định riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn và tổ chức Đoàn, các cấp bộ Đoàn chủ yếu dựa vào các chính sách có liên quan mà tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng mang tính “Vận dụng” là chủ yếu. Chính sách đào tạo cán bộ Đoàn nói riêng chưa thật nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách cán bộ của Đảng
    Do yêu cầu mới về phẩm chất, nằng lực của người cán bộ Đoàn, xuất phát từ thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên dịa bàn huyện Kim Động hiện nay còn nhiều bất cập, phải đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Đoàn thanh niên cần có những chính sách, nội dung, hình thức đào tạo cụ thể, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
    Với những lí do trên mà tôi nghiên cứu đề tài: “Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên” làm tiểu luận tốt nghiệp chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và nghiệp vụ Đoàn – Hội - Đội.
    2– Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
    2.1. Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn đáp ứng nhu cầu CNH,HĐH đất nước và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đào tao, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
    - Phân tích thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên.
    -.Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở huyện Kim Đông.
    4 Khách thể nghiên cứu.
    - Đội ngũ cán bộ Đoàn huyện Kim Động.
    - Các cơ quan trung tâm, trung tâm đào tạo cán bộ Đoàn cấp cơ sở.
    5 - Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Động.
    - Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ năm 2009 – 2011.
    6 – Phương pháp nghiên cứu.
    -Phương pháp đọc tài liệu.
    -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
    -Phương pháp trao đổi và hỏi đáp.
    -Phương pháp quan sát.
    -Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá rút ra kinh nghiệm.
    - Phương pháp điều tra xã hội học
    7- Kết cấu tiểu luận.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận gồm 3 chương.


    Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay .
    - Chương II: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở trên địa bàn huyện Kim Động.
    - Chương III: Các phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . 1
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
    PHẦN MỞ ĐẦU . 6
    PHẦN NỘI DUNG . . .10
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
    1.1.Cơ sở lý luận . . .10
    1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 10
    1.1.1.1. Cán bộ Đoàn là gì? . 10
    1.1.1.2. Công tác cán bộ Đoàn là gì . 11
    1.1.1.3. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn là gì? .12
    1.1.1.4 Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn .13
    1.1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ 14
    1.1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ .14
    1.1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ .16
    1.1.2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn 19
    1.2 Cơ sở thực tiễn 22
    1.2.1 Những quy định chung của nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ công chức về đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay 22
    1.2.2 Những yêu cầu về chất lượng cán bộ Đoàn cơ sở trong thời kỳ mới .23
    1.2.3 Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay 27
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ HUYỆN KIM ĐỘNG- TỈNH HƯNG YÊN.
    2.1. Đặc điểm chung của huyện Kim Động 29
    2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên huyện Kim Động 29
    2.1.2 Đặc điểm công tác Đoàn và phong trào thanh niên huyện Kim Động 30
    2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở tại huyện Kim Động từ năm 2009 đến năm 2011 . 34
    2.2.1. Công tác đào tạo . 34
    2.2.2. Công tác bồi dưỡng . 35
    2.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Kim Động 36
    2.3.1 Những thành tựu và nguyên nhân . 36
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .36
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ HUYỆN KIM ĐỘNG- TỈNH HƯNG YÊN
    3.1 Phương hướng xây dựng cán bộ Đoàn 39
    3.1.1 Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn 39
    3.1.2 Mục tiêu, phương hướng .39
    3.1.2.1 Mục tiêu 39
    3.1.2.2 Phương hướng 40
    3.1.3 Tiêu chuẩn cán bộ .40
    3.2. Các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 41
    3.2.1 Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 41
    3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quy hoạch tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở 42
    3.2.3. Giải pháp đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 43
    3.2.4. Giải pháp quản lý sử dụng luân chuyển đọi ngũ cán bộ Đoàn cơ sở .45
    3.2.5. Giải pháp quản lí và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 46
    3.3 Đề xuất, kiến nghị 48
    3.3.1. Đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền 49
    3.3.2. Đối với các cấp bộ Đoàn . 49
    3.3.2.1 Đối với huyện Đoàn 49
    3.3.2.2 Đối với Tỉnh Đoàn 50
    3.3.2.3 Đối với các ban ngành đoàn thẻ trong huyện .51
    PHẦN KẾT LUẬN . 52
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...