Chuyên Đề Đổi mới công tác đào tạo bồi và dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Kỳ Anh – Tỉnh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHN MỞ ĐẦU

    I- Lý do chọn đề tài:
    Trong thời kỳ đất nước đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển sự nghiệp CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo niềm tin cho mọi tầng lớp nhân dân uy tín của Đảng được nâng lên. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng, đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ Đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, bởi vì:
    Hiện nay tư duy kinh tế thay đổi, nền kinh tế thị trường điều này đã làm cho những thay đổi lớn về cơ cấu xã hội thanh niên, đòi hỏi hệ thống tổ chức Đoàn phải đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp, từ đó đặt ra những yêu cầu mới cho đội ngũ cán bộ Đoàn ở mọi cấp, mỗi cán bộ Đoàn phải có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay.
    Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, tạo ra một lớp thanh niên mới năng động, sáng tạo, thông minh. Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ Đoàn đủ trình độ năng lực đáp ứng được trình độ của thanh niên.
    Trong thực tế hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn nói chung và công tác đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Kỳ Anh – Tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đang thiếu hệ thống quan điểm và chính sách cho công tác này. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn đang gặp khó khăn.
    Hiện nay chưa có một hệ thống các quy định riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn và tổ chức Đoàn, các cấp bộ Đoàn chủ yếu dựa vào các chính sách có liên quan mà tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng mang tính “Vận dụng” là chủ yếu. Chính sách đào tạo cán bộ Đoàn nói riêng chưa thật nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách cán bộ của Đảng. Do yêu cầu mới về phẩm chất, nằng lực của người cán bộ Đoàn, xuất phát từ thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn hiện nay còn nhiều bất cập, phải đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Đoàn thanh niên cần có những chính sách, nội dung, hình thức đào tạo cụ thể, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
    Với những lí do trên mà tôi nghiên cứu đề tài: “Đổi mới công tác đào tạo bồi và dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Kỳ Anh – Tỉnh Hà Tĩnh”.
    II– Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
    1. Mục đích chọn đề tài:
    Tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở với các cấp, các ngành liên quan, đặc biệt là cấp bộ Đoàn để có sự điều hành, chỉ đạo phù hợp đưa công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đạt hiệu quả, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
    2. nhiệm vụ của đề tài:
    - Nghiên cứu tìm hiểu thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay ở Huyện Kỳ Anh , Tỉnh Hà Tĩnh, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm.
    - Xác định phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong tình hình hiện nay và đề xuất những phương án, nội dung làm rõ một số vấn đề lí luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn và một số vấn đề liên quan.
    - Phân tích thực trạng, vận dụng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong thực trạng đào tạo, chính sách cán bộ Đoàn thanh niên.
    III – Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    1. Khách thể nghiên cứu:
    - Công tác tổ chức cán bộ Đoàn trên địa bàn Huyện Kỳ Anh
    - Công tác Đoàn – Hội – Đội và phong trào thanh thiếu niên Huyện Đoàn Kỳ Anh.
    Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn của các cấp ủy Đảng, chính quyền Huyện Kỳ Anh.
    2. Đối tượng nghiên cứu:
    - “Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Kỳ Anh, Tihr Hà Tĩnh.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Huyện Kỳ Anh
    - Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010– 2012.
    IV – Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
    + Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    + Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
    - phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
    + phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
    + phương pháp chuyên gia.
    V- Kết cấu của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận,nội dung chính gồm 3 chương:


    Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên.
    - Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay.
    - Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị.

    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TÀO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐÂT NƯỚC - MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÍ LUẬN. 4
    1.1-Một số khái niệm cơ sở. 4
    1.1.1. Cán bộ là gì?. 4
    1.1.2.Cán bộ Đoàn thanh niên. 4
    1.1.3.Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn. 5
    1.2 – Cơ sở lý luận về cán bộ công tác cán bộ. 6
    1.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về cán bộ và công tác cán bộ. 6
    1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. 6
    1.2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ. 8
    1.3.– Vai trò của cán bộ Đoàn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. 10
    1.3.1.Vai trò của cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị. 10
    1.3.2.Vai trò của cán bộ Đoàn trong thanh thiếu niên. 11
    1.3.3.Vai trò của cán bộ Đoàn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. 12
    1.4- Những yêu cầu phẩm chất năng lực của người cán bộ Đoàn cơ sở. 12
    1.5.-Những đặc trưng và tiêu chuẩn cán bộ Đoàn hiện nay. 14
    1.5.1. Đặc trưng của cán bộ Đoàn. 14
    1.5.2. Tiêu chuẩn cụ thể. 15
    1.6 – Cơ sở thực tiễn. 16
    Chương 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH ,TỈNH HÀ TĨNH 17
    2.1.-Tình hình kinh tế,chính trị, xã hội ở Huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. 17
    2.1.1. Vị trí và đặc điểm tự nhiên. 17
    2.1.2. Tình hình kinh tế – chính trị – văn hóa - xã hội. 18
    2.1.3. Tình hình văn hóa - xã hội. 23
    2.2.– Thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên Huyện Kỳ Anh. 25
    2.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở tại huyện Kỳ Anh từ năm 2011 đến năm 2012. 28
    * Công tác đào tạo. 28
    * Công tác bồi dưỡng. 30
    2.3– Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn Huyện Kỳ Anh. 31
    2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân. 31
    2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 32
    2.4. Những bài hoc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Đoàn cơ sơ Huyện Kỳ Anh. 33
    Chương 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ HUYỆN KỲ ANH. 34
    3.1. Giải pháp tăng cường công tác Quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở. 34
    3.2. Giải pháp đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. 35
    3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở. 36
    3.4. Giải pháp đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. 36
    3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở. 37
    3.6. Quản lí và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. 38
    3.7. Một số đề xuất kiến nghị. 40
    3.7.1. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành đoàn thể. 40
    3.7.2. Đối với các cấp bộ Đoàn. 40
    PHẦN KẾT LUẬN 42
    PHẦN KẾT LUẬN 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...