Luận Văn Đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam mở cửa với những bước phát triển ban đầu khá nhanh và sôi nổi, hoạt động đấu thầu cũng đang dần dần được phổ biến trong các hoạt động kinh tế nước nhà. Qua trên dưới mười năm áp dụng rộng rãi vào nền kinh tế Việt Nam, đấu thầu đã đóng góp một phần không nhỏ vào những thành quả phát triển của đất nước. Tuy nhiên, vì là lĩnh vực khá mới, việc áp dụng hoạt động này vào nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi những tồn tại, bất cập thậm chí là sai lầm cả về thực hiện và quản lý. Điều này đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu quan phải đi sâu nghiên cứu, phân tích, cập nhật để đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu trên cơ sở những tồn tại, thiếu sót của hoạt động đấu thầu trong nước và rút kinh nghiệm từ bài học của các tổ chức và quốc gia trên thế giới.
    Đấu thầu là một phạm trù kinh tế mang tính khách quan của nền kinh tế thị trường, là một mắt xích cực kỳ quan trọng trong việc mua sắm của Chính phủ, giúp cho Nhà nước tiết kiệm được chi phí cũng như phòng tránh thất thoát ngân sách quốc gia. Bởi vậy, việc đi sâu nghiên cứu hoàn thiện chính sách về đấu thầu là điều hết sức cần thiết cho quá trình phát triển một nền kinh tế nhanh và bền vững.
    Hơn nữa, trong thời gian gần đây, những tiêu cực kinh tế liên quan đến đấu thầu ở nước ta trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Với những tiêu cực này, công tác đấu thầu không còn thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình đối với nền kinh tế, mà trái lại, một số cá nhân, tổ chức liên quan lại lợi dụng chính hoạt động đó để “rút ruột” ngân sách quốc gia, tham nhũng, tư lợi cho riêng mình. Trong những trường hợp đó, hoạt động đấu thầu, từ bản chất tích cực lại bị biến hoá thành tiêu cực và kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Điều này càng đặt ra tính cấp thiết của việc hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam, chuẩn bị cho quá trình chính thức gia nhập WTO của chúng ta vào cuối năm 2006.
    Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI diễn ra vào tháng 10 và 11 năm 2005, lần đầu tiên, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Đấu thầu, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006, tập hợp những quy định mới nhất về hoạt động đấu thầu qua thời gian dài nghiên cứu, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm từ thực trạng đấu thầu Việt Nam. Luật Đấu thầu này đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng của công tác quản lý đấu thầu của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ của nó, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái ngược xung quanh tính đúng đắn của Luật này.
    Cũng chính từ tính thời sự và quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà của hoạt động này mà em đã lựa chọn “ Đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Khoá luận tốt nghiệp này được thực hiện nhằm hai mục đích chính:
    - Đi sâu nghiên cứu, phân tích cơ chế hoạt động đấu thầu, công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam và của một số tổ chức, quốc gia điển hình trên thế giới;
    - Từ thực trạng những tồn tại, bất cập của công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam và kinh nghiệm thế giới, đề xuất một số giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu mà gần nhất là gia nhập WTO vào cuối năm nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng: thực trạng của công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam, kinh nghiệm quản lý đấu thầu thế giới và một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong việc nghiên cứu những quy định và thực trạng đấu thầu ở Việt Nam và một vài tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây nhất.
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Khoá luận được thực hiện dựa trên nghiên cứu những văn bản pháp luật về đấu thầu ban hành bởi Nhà nước Việt Nam; đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, người thực hiện còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh, điều tra dựa trên cơ sở những tài liệu và số liệu sưu tầm được từ sách, báo và mạng Internet.
    5. Bố cục của đề tài.
    Bố cục của đề tài gồm có 3 phần
    Phần 1 bao gồm những nội dung mang tính lý thuyết tổng quan về đấu thầu như: các khái niệm, phân loại, vai trò của Nhà nước trong quản lý đấu thầu.
    Phần 2 đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số tổ chức, quốc gia trên thế giới.
    Phần 3 đễ xuất một số kiến nghị, giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Mục lục

    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiêu đề
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục những chữ viết tắt
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lời mở đầu
    [/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. Tổng quan về đấu thầu và quản lý đấu thầu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Đấu thầu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1. Một số khái niệm về đấu thầu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2. Phân loại đấu thầu
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Quản lý đấu thầu
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1. Khái niệm quản lý đấu thầu
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2. Đặc điểm của quản lý đấu thầu
    [/TD]
    [TD]22
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.3. Nội dung của quản lý đấu thầu
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.4. Vai trò của Nhà nước trong quản lý đấu thầu
    [/TD]
    [TD]26
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. Thực trạng quản lý đấu thầu ở VN
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1. Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2. Kết quả đấu thầu theo hình thức lựa chọn
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đấu thầu
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3. Quy trình thực hiện đấu thầu
    [/TD]
    [TD]36
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Một số vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]
    46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Kinh nghiệm quản lý đấu thầu của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới
    [/TD]
    [TD]47
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.1. Quản lý đấu thầu của Ngân hàng thế giới (WB)
    [/TD]
    [TD]47
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.2. Quản lý đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.3. Quản lý đấu thầu của Ba Lan
    [/TD]
    [TD]55
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.4. Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc
    [/TD]
    [TD]57
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
    [/TD]
    [TD]
    59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
    [/TD]
    [TD]
    59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1. Những khó khăn
    [/TD]
    [TD]59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2. Những thuận lợi
    [/TD]
    [TD]62
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu của Việt Nam
    [/TD]
    [TD]
    63
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu
    [/TD]
    [TD]
    63
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2. Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tham gia quản lý công tác đấu thầu
    [/TD]
    [TD]
    72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều hành công tác đấu thầu
    [/TD]
    [TD]
    76
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận
    [/TD]
    [TD]80
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục
    [/TD]
    [TD]83
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục tài liệu tham khảo
    [/TD]
    [TD]92
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...