Luận Văn Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 4
    LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC 4
    TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG 4
    1.1. Cơ sở lý thuyết về đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công 4
    1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dich vụ công, vai trò của nhà nước trong việc cung cấp loại hàng hóa này trong nền kinh tế thị trường 4
    1.1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dịch vụ công 4
    1.1.1.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công và vai trò của nhà nước 6
    1.2.Một số vấn đề lý luận về đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý của các tổ chức sự nghiệp công 8
    1.2.1. Lĩnh vực sự nghiệp và tổ chức sự nghiệp công. 8
    1.2.1.1. Lĩnh vực sự nghiệp 8
    1.1.2.2. Tổ chức sự nghiệp. 10
    1.2.1.3. Tổ chức sự nghiệp công 12
    1.2.2. Cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công 14
    1.2.2.1. Khái niệm 14
    1.2.2.2. Nội dung 14
    1.2.3. Tổ chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo 18
    1.2.3.1. Khái niệm giáo dục và đào tạo 18
    1.2.3.2. Đặc điểm của giáo dục, đào tạo 19
    1.2.3.3. Mục đích, vai trò của giáo dục và đào tạo 20
    1.2.3.4. Các loại hình tổ chức sự nghiệp công trong giáo dục và đào tạo 21
    1.2.3.5. Cơ chế quản lý các tổ chức giáo dục và đào tạo 22
    CHƯƠNG II: THỰC TRANG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 25
    2.1. Một vài nét về các tổ chức sự nghiệp công ở Việt Nam. 25
    2.1.1 Bối cảnh dẫn đến Nhà nước cần phải đổi mới cơ chế quản lý các TCSN công 29
    2.2. Thực trạng cơ chế quản lý trong lĩnh vực giáo dục 33
    2.2.1 Một vài nét về thành tựu trong giáo dục – đào tạo ở Việt Nam 33
    2.2.2 Về cơ chế tổ chức nhân sự 39
    2.2.3 Về cơ chế tài chính 42
    2.2.1.1. Một số chủ trương chính sách của nhà nước về đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trong giáo dục 42
    2.2.3.3. Quản lý chi tiêu trong giáo dục 59
    2.2.3.4. Phân cấp tài chính địa phương 65
    4.1.4. Một số nhìn nhận đánh giá 69
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC 72
    GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 72
    3.1. Một số mục tiêu cụ thể phát triển giáo dục đến năm 2010 72
    3.2. Định hướng đổi mới cơ chế quản lý 73
    3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu 76
    KẾT LUẬN 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


    LỜI MỞ ĐẦU
    Cùng với quá trình cải cách nền hành chính, Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc cải cách khu vực dịch vụ công, trong đó có việc đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức sự nghiệp công luôn được gắn với vai trò chính yếu của Nhà nước. Mục đích chính của những cải cách trong lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công tại Việt Nam thời gian qua không gì khác là hướng tới bảo đảm nguồn ngân sách của Nhà nước dành cho lĩnh vực này được sử dụng hiệu quả hơn, mọi người dân Việt Nam ngày càng được hưởng những dịch vụ công tốt hơn, công bằng hơn, với chất lượng đảm bảo.
    Nhưng thực tế hiện nay việc đổi mới cơ chế quản lý các TCSN công vẫn rất chậm, không đồng bộ và không bắt nhịp cùng với quá trình cải cách nền kinh tế đất nước trong giai đoạn vừa qua. Việc Nhà nước quá ôm đồm và cơ chế bao cấp chàn lan, tài trợ ngân sách chưa đúng mục đích và đúng đối tượng và Nhà nước vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về vai trò của mình và vai trò của thị trường trong việc đảm bảo cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, đó những nguyên nhân chính làm cho các đơn vị sự nghiệp công hoạt động không hiệu quả.
    Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thì việc đảm bảo có một cơ chế quản lý phù hợp để tạo điều kiện và phát huy hoạt động hiệu quả của các TCSN công là yêu cầu cấp bách quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo, giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.
    Đảng và Nhà nước ta khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, và để có thể thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn mới này vai trò của giáo dục và đào tạo là rất lớn. Việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành là một vấn đề tất yếu mà Đảng và Nhà nước cần phải làm trong bối cảnh hiện nay. Trước những yếu cầu đòi hỏi của quá trình đổi mới, Nhà nước cần có một cơ chế quản lý mới phù hợp với tình hình thực tế, để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành, là một nhiệm vụ tất yếu phải làm. Trong đó có việc cải cách, đổi mới cơ chế quản lý của ngành là một mấu chốt quyết định, trong đó đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính.
    Xuất phát từ thực tế và nhận thức được tầm quan trọng, của giáo dục & đào tạo trong thời đại mới, trong khuân khổ chuyên đề thực tập em đã chon đề tài nghiên cứu của mình là “Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo”
    Đề tài” Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”, tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc đổi mới cơ chế quản lý và phân tích đánh giá các chủ trương, chinh sách của Nhà nước cho việc đổi mới cơ chế quản lý các TCSN công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số khuyến nghị về cải cách.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề tài chỉ giới hạn đối với các TCSN công trong lĩnh vực GD-ĐT, và tập trung vào cơ chế nhân sự và cơ chế tài chính.
    Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp các phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, thống kê, so sánh, bảng biều
    Kết cấu đề tài
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Chuyên đề được trình bày trong ba chương với các nội dung chính sau đây:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận cho việc đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý các tổ chức sự nghiệp công.
    Chương II: Thực trạng cơ chế tổ chức và quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
    Chương III: Một số kiến nghị giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo


    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC
    TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG
    1.1. Cơ sở lý thuyết về đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công
    1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dich vụ công, vai trò của nhà nước trong việc cung cấp loại hàng hóa này trong nền kinh tế thị trường
    1.1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dịch vụ công
    Khái niệm hàng hóa và dịch vụ công hay vẫn được gọi là hàng hóa công cộng, từ lâu đã có nhiều học giả nghiên cứu và có nhiều quan điểm về nó. Ở Việt Nam, thuật ngữ hàng hóa công mới được đưa vào sử dụng và nghiên cứu trong những năm gần đây.
    Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hàng hóa công cộng như theo S.A.Sammuelson và W.D.Nordhaus thì cho rằng: Hàng hóa công cộng là một loại hàng hóa có thể cho moi người ( trong một nước hoặc trong một thành phố) được hưởng với một giá không lớn hơn cái giá đòi hỏi để cung cấp nó cho một người. Việc hưởng thụ hàng hóa đó không thể chia cắt được và không thể loại trừ ai. Đối chiếu với hàng hóa tư nhân, như bánh mỳ, nếu mà một người đã tiêu dùng thì người khác không thể tiêu dùng được .
    Có tác giả lại cho: Hàng hóa công cộng là hàng hóa mà khi một ai đó tiêu dùng thì nó không làm giảm mức tiêu dùng hàng hóa đó của người khác, là hàng hóa mà mọi người đều cần dùng, và khi nó đã được sản xuất ra thì không thể ngăn cản người dân tiêu dùng hàng hóa đó ( an ninh, trật tự xã hội, quốc phòng, giáo dục .) .
    Có quan điểm hàng hóa công : là một hàng hóa hay dịch vụ mà nếu được cung cấp cho một người thì vẫn tồn tại cho những người khác mà không phát thêm chi phí nào. Đây là điểm phân biệt với hàng hóa tư nhân, việc tiêu dùng hàng hóa tư nhân của người này sẽ ngăn cản việc tiêu dùng cùng hàng hóa đó của người khác. Vì vậy một hàng hóa công cộng thuần túy phải hội tụ hai thuộc tính đó là “ không cạnh tranh hay không thể loại trừ” và “không có tính loại trừ trong tiêu dùng”. Tính không loại trừ chỉ rõ hàng hóa công cộng khi đã cung cấp cho một người thì nó có thể phục vụ thêm cho nhiều người mà không tao thêm chi phí (chi phí cận biên cho thêm một người sử dụng bằng không). Còn thuộc tính không cạnh tranh trong tiêu dùng được hiểu là hàng hóa công cộng có thể cung cấp phục vụ không hạn chế và cho bất kỳ người tiêu dùng nào trong xã hội , nó không thể ngăn cản bất kỳ ai tiêu dùng nó. Chính lý do này dẫn đến xuất hiện kẻ ăn không, kẻ ăn không được hiểu là những người tìm cách hưởng thụ lợi ích của HHCC mà không đóng góp một đồng nào cho chi phí sản xuất và cung cấp nó. Cũng có thể sử dụng một số biện pháp để loại trừ kẻ ăn không, nhưng việc áp dụng các biện pháp này có thể dẫn đến một trạng thái không đạt hiệu quả Pareto. Vì việc có thêm nhiều người khác hưởng thụ HHCC thuần túy sẽ không làm lợi ích của bất kỳ ai trong xã hội bị giảm đi, và việc loại trừ kẻ ăn không cũng đòi hỏi nguồn lực để thực hiện.
    Khi HHCC chỉ hội tụ một trong hai thuộc tính trên thì nó thuộc loại HHCC không thuần túy, như giáo dục, y tế, cứu hỏa.v.v .Bản thân nó có sự kết hợp giữa HHCC và hàng hóa tư, cho đến này thực tế thuật ngữ hàng hóa và dịch vụ công thường được dùng chung cho cả hai loại HHCC thuần túy và cả không thuần túy.
    Như vậy ở đây chúng ta có thể hiểu hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa, những tiện ích được đem trao đổi để sử dụng chung mà thỏa mãm được ít nhất một trong hai thuộc tính: không có tính loại trừ và không có tính canh tranh trong tiêu dùng.
    1.1.1.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công và vai trò của nhà nước
    Hiện nay có nhiều hình thức cung ứng hàng hoá và dịch vụ công, trong đó Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nhà nước đảm bảo cho các hàng hóa và dịch vụ công được cung cấp cho người dân. Hiện có một số hình thức cung ứng đã được sử dụng như sau:
    - Chính phủ là cung ứng trực tiếp hàng hoá, dịch vụ công.
    - Chính phủ chuyển trách nhiệm cung ứng cho chính quyền địa phương.
    - Chính phủ ký hợp đồng thuê khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ công.
    - Nhà nước có thể bán, nhượng quyền kinh doanh sang cho khu vực tư nhân.
    - Nhà nước thu hút sự tham gia của cộng đồng xã hội hoặc nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình.
    Ví dụ: Một số hình thức cung ứng dịch vụ giáo dục và đào tạo được chia theo nhà cung ứng xem trong Bảng sau.
    Bảng 1: Một số hình thức cung ứng dịch giáo dục chia theo nhà cung ứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...