Tiểu Luận Đổi mổi cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    ĐỔI MỚI CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
    LỜI NÓI ĐẦU

    Khủng hoảng kinh tế Việt Nam vào những năm cuối thập kỷ 80, sự khẳng định chỗđứng của trường phái phi tập trung vào thập kỷ 80 với những thành công của một số nước trong việc cải tổ nền kinh tế, đặc biệt là Hàn Quốc. Đài Loan và Trung Quốc đã thúc đẩy cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN. Hệ thống tiền tệ- tài chính buộc phải có những cải tổ toàn diện để thực hiện sứ mạng là huyết mạch, là trung tâm tiền tệ tín dụng, thanh toán của nền kinh tế hàng hoá. Muốn vậy, giá trị của tiền tệ phải ổn định. Điều đó, đến lượt nó, đòi hỏi phải có một cơ chế lãi suất thích hợp.


    Nhận thức rõ vấn đề, Đảng và Nhà nứơc mà đại diện là NHNN đã liên tục có những điều chỉnh cơ chế lãi suất. Vậy tại sao NHNN lại điều tiết cơ chế lãi suất như vậy? Xuất phát từ nhận định trên em đã quyết định lựa chọn đề tài “Đổi mới cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” vì hai lí do:


    Thứ nhất, trong lý tuyết kinh tế, lãi suất được coi là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua tác động điều chỉnh các mối quan hệ trên thị trường tài chính tiền tệ. Vì vậy, muốn ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tạo điều kiện ổn định môi trường kinh tế vĩ mô không thể không đề cập đến vai trò của chính sách lãi suất trong hệ thống chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.


    Thứ hai, Chính sách lãi suất là đầu mối tập trung các quan hệ kinh tế, phản ánh chân thực và tác động trực tiếp đến lợi ích của mọi chủ thể kinh tế. Vì vậy, để huy động được nguồn vốn đầu tư phục vụ quá trình phát triển kinh tế thì chính sách lãi suất cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng.


    Bởi vậy mức lãi suất và sự vận động của nó thực sự trở thành một biến số kinh tế to lớn. Sự thay đổi của lãi suất mang theo sự thay đổi vận tốc cung ứng tiền tệ, tiếp theo đó là tổng cầu và giá cả. Vì thế, lãi suất trở thành “con bài” chủ đạo trong việc điều tiết, định hướng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Xét về mặt vi mô, nó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, hộ gia đình và từng cá nhân trong việc sử dụng tài sản, vốn của họ.

    Đề tài nghiên cứu nhằm đạt đến các mục đích sau đây:
    - Làm rõ cơ sở lý luận ứng dụng lãi suất của nền kinh tế thị trường vào hoàn cảnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    - Xem xét trên bình diện vĩ mô về thực trạng xây dựng và điều hành chính sách lãi suất trong thời gian qua ở nước ta.
    - Kiến giải về những định hướng hoàn thiện chính sách lãi suất nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng nước ta.

    Đề án “Đổi mổi cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” gồm 3 chương.
    Chương I: Những cơ sở lý luận chung về lãi suất
    Chương II: Quá trình đổi mới chính sách lãi suất của NHNN Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm điều hành có hiệu quả chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời gian tới
    Trong quá trình thực hiện đề án vì thời gian, tài liệu và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn sinh viên
    Em xin chân thành cảm ơn Thầy Đặng Ngọc Đức đã giúp em hoànthành đề án này.


    MỤC LỤC


    Lời nói đầu 1
    Chương I: Những cơ sở lí luận chung về lãi suất 3
    I. Nguồn gốc và bản chất của lợi tức 3
    II. Khái niệm về lãi suất tín dụng 4
    III. Nguyên tắc xác định lãi suất 4
    1. Căn cứ vào quan hệ cung-cầu tiền vay 4
    2. Căn cứ vào thời hạn cho vay 5
    3. Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương 5
    IV. Phân loại lãi suất tín dụng 5
    1. Phân loại theo giá trị 5
    2. Phân loại theo góc độ điều tiết vốn 5
    3. Phân loại theo hình thức thanh toán 6
    V. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng 6
    1. Lượng cung, cầu vốn vay 6
    2. Thời hạn hoàn trả vốn 7
    3. Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư 7
    4. Chi phí hoạt động ngân hàng 7
    5. Hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước 7
    6. Tỷ giá hối đoái 8
    7. Lạm phát dự tính 8
    8. Thị trường vốn quốc tế 9
    VI. Vai trò của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường 9
    1. Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô 10
    2. Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô 10
    3. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại 10
    4. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư 11


    Chương II: Quá trình đổi mới chính sách lãi suất của NHNNVN trong quá trình hội nhập kinh tế 12
    I. Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới 12
    1 Do quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế kinh tế mở 12
    2 Do những bất cập của chính sách lãi suất trước đó đã không còn phù hợp với điều kiện hiện tại 12
    II. Diễn biến quá trình đổi mới chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua 14
    1. Giai đoạn 1988-1992 14
    2. Giai đoạn từ 1992-1995 16
    3. Giai đoạn 1/1/1996- 5/8/2000 18
    4. Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay 22
    III. Tổng kết quá trình đổi mới chính sách lãi suất của Việt Nam 26
    1. Bảng tổng kết quá trình đổi mới từ năm 1989-2001 26
    2. Thành công chung của toàn bộ nền kinh tế 28
    3. Thành công của quá trình đổi mới chính sách lãi suất 29
    4. Một số vấn đề còn tồn tại 31


    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm điều hành có hiệu quả chính sách lãi suất ở Việt Nam 33
    I. Những điều kiện trong việc điều chỉnh chính sách lãi suất của Việt Nam 33
    II. Các mục tiêu hướng tới của chính sách lãi suất 34
    III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chính sách lãi suất trong thời gian tới 35
    1. Đi tìm một hướng xác định và quản lý lãi suất cơ bản 35
    2. Quy định tỷ lệ lãi suất hợp lý giữa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn 36
    3. Xác định chênh lệch tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước và lãi suất nước ngoài hợp lý để thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài 36
    4. Chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay cần đáp ứng với chính sách tiền tệ và những diễn biến về lãi suất và tỷ giá kịp thời 37
    5. Hoàn thiện môi trường pháp lý Ngân hàng tạo niềm tin và khuyến khích nhân dân và các tổ chức kinh tế gửi tiết kiệm 38
    6. Tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam 38
    IV. Kiến nghị: Cần có một chính sách lãi suất riêng cho người nghèo 40


    Kết luận 42
    Tài liệu tham khảo 43
     
Đang tải...