Tiểu Luận Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu​​​Nội dung chính​​​I.Sự cần thiết đổi mới cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
    II.Cơ sở thực tiễn nhằm đổi mới cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
    III. Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển
    Kết luận​​​
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trước thời kỳ đổi mới, Việt Nam mang hình thức kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Điều đó làm trì trệ nền kinh tế vì đây là một mô hình hành chính áp đặt vào đời sống. Dưới áp lực của chuyên chính, có thể các thể chế của kinh tế thị trường và các hình thức bên ngoài của các loại hình hình tế tư nhân có thể bị xoá bỏ xong bản thân tiến trình nội sinh của kinh tế thị trường lại không bị xoá bỏ.Nghĩa là mầm mống kinh tế tư nhân vẫn sinh sôi, nảy nở, nó là nền tảng kinh tế thị trường và kinh tế thị trường là bộ máy kinh tế cần thiết, tất yếu của sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế.Chính vì thế trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế chậm phát triển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chính sách đúng đắn, đặc biệt sự phát triển thành phần kinh tế tư nhân là một mục tiêu quan trọng, ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu thành phần kinh tế. Vì vậy, Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định đổi mới nền kinh tế nhằm đưa kinh tế thoát khỏi trạng thái suy thoái, bế tắc và khủng hoảng, điều cơ bản là thay đổi trong phương thức, mô hình phát triển kinh tế. Đồng thời thấy được sự sai lầm trong việc xoá bỏ nền kinh tế nhiều thành phần và thành phần kinh tế tư nhân bởi vì xét cho cùng chuyển sang nền kinh tế thị trường tức là chuyển sang tiến trình kinh tế trong đó kinh tế tư nhân là nền tảng và rốt cuộc là thừa nhận quy luật tổng quát của sự phát triển: quy luật tăng thêm của giá trị.
    Đối với sinh viên chúng ta việc học tập, nghiên cứu khoa học, thực tiễn đời sống là rất cần thiết. Tôi chọn đề tài này vì để có một cái nhìn tổng quát, toàn diện nền kinh tế đất nước. Ngoài ra còn thấy vấn đề: “Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là một vấn đề đáng quan tâm” là một vấn đề đáng quan tâm. Ngoài ra, chúng ta với cương vị là những người chủ tương lai của đấy nước tiếp nhận và mở mang thêm nhiều kiến thức, rút ra những kinh nghiệm, hiểu rõ những ưu điểm và sai lầm, yếu kém mà thực tế kinh tế Việt Nam đang còn nhiều vấn đề nan giải. Để rồi chúng ta thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển: xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hợp lý, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển để phát triển một nền kinh tế vững chắc.
     
Đang tải...