Luận Văn Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của luận án
    Ở Việt nam hơn 20 năm qua, cùng với công cuộc đổi mới kinh tế là quá trình đổi
    mới các doanh nghiệp nhà nước. Hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi
    hình thức sở hữu, được quản lý tài chính theo một cơ chế phù hợp hơn. Nhờ đó, các
    doanh nghiệp nhà nước đã phần nào khẳng định được vị trí quan trọng trong việc tạo thu
    nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    Song, hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp là một thực tế không thể
    phủ nhận. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là sự bất hợp lý
    trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, nếu không tiếp tục cải cách, nếu
    không chú trọng thiết lập một cơ cấu vốn hợp lý, thì các doanh nghiệp nhà nước Việt
    nam khó có thể phát triển ổn định, càng không thể đứng vững trong cạnh tranh khi tiến
    trình hội nhập quốc tế và khu vực đang diễn ra.
    Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: ”Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà
    nước Việt nam hiện nay” được lựa chọn để đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn đó.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trên thế giới, có khá nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
    đã được thực hiện. Trong đó, một số mô hình kinh tế lượng đã được xây dựng để nghiên
    cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp. Hầu hết các
    nghiên cứu về cơ cấu vốn đều được tiến hành trên giác độ của nhà quản lý. Rajan và
    Zingales (1955) đã nghiên cứu cơ cấu vốn của doanh nghiệp ở các nước OECD và phát
    hiện ra mối quan hệ ngược chiều chặt chẽ giữa giá trị sổ sách của cổ phiếu với đòn bẩy
    tài chính.
    Năm 1984, thông qua mô hình CAPM và kiểm nghiệm thực tiễn, Harris đã chứng
    minh rằng tỷ suất lợi nhuận trung bình tăng sẽ kéo theo rủi ro tăng, hệ quả là chi phí vốn
    tăng. Điều này có thể giải thích cho việc doanh nghiệp ưa thích tài trợ bằng nợ hơn là
    vốn chủ sở hữu. Để bổ sung cho nghiên cứu trật tự phân hạng trong lựa chọn nguồn vốn
    (pecking order) của M.Miller, một vài lý thuyết về cơ cấu vốn đã được xây dựng dựa
    trên chi phí giao dịch. Ví dụ, năm 1989, Fischer đã sử dụng mô hình quyền chọn giá và
    phát hiện ra chỉ một thay đổi nhỏ trong chi phí vốn cũng dẫn đến một thay đổi đáng kể
    trong cơ cấu vốn mục tiêu.
    Gentry (1994) đã so sánh mức độ đòn bẩy và tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty liên
    danh Mỹ trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí đốt. Ông phát hiện ra rằng, các
    công ty liên danh không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, có tỷ lệ chi trả cổ tức cao
    hơn và sử dụng nợ ít hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Điều này cũng phù hợp với các
    nghiên cứu tác động của thuế đến sự lựa chọn cơ cấu vốn của các công ty Mỹ.
    Baker và Wurgler (2002) đã tiến hành điều tra ảnh hưởng của tỷ lệ thu nhập trên cổ
    phiếu trong quá khứ đến cơ cấu vốn. Họ đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của tỷ lệ thu
    nhập trên cổ phiếu đến quyết định phát hành chứng khoán của doanh nghiệp. Graham năm
    2003 đã tiến hành một điều tra về tác động của thuế đến cơ cấu vốn. Hovakimian và các
    đồng sự ( 2004) đã phát hiện ra xu hướng của các doanh nghiệp là phát hành chứng khoán
    để đảm bảo tỷ lệ nợ trên vốn chủ ở hữu về mặt kế toán.
    2
    Ở Việt nam, các công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn không nhiều. Trong luận văn
    thạc sỹ của tác giả Bùi Văn Thi (1999) với đề tài: ”Hoàn thiện cơ cấu vốn của Công ty Shell
    gas Hải phòng” và tác giả Lê Thu Thuỷ (2004) “ Hoàn thiện cơ cấu vốn của Công ty xây
    dựng Lũng lô”, đều nghiên cứu về cơ cấu vốn, nhưng của một doanh nghiệp điển hình. Các
    tác giả mới dừng lại ở các phân tích thực trạng cơ cấu vốn của doanh nghiệp nghiên cứu và đề
    xuất giải pháp định tính để hoàn thiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó. Bài viết của TS. Đàm
    Văn Huệ trên tạp chí Kinh tế phát triển số tháng 10 năm 2005, ”Bàn về điều kiện thiết lập cơ
    cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp Việt nam hiện nay” đã phân tích một số nhân tố ảnh
    hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp và các điều kiện xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho
    doanh nghiệp Việt nam. Các điều kiện được phân tích chủ yếu dựa trên các vấn đề lý thuyết
    chứ không dựa trên bộ số liệu nào để minh chứng.
    3. Mục đích nghiên cứu
    ã Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp: những
    nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, căn cứ và mô hình thiết lập cơ cấu vốn tối ưu.
    ã Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt nam nói chung
    dựa trên bộ số liệu điều tra 375 doanh nghiệp của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính.
    ã Đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt nam hiện nay.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    ã Nghiên cứu cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
    ã Đánh giá, phân tích thực trạng cơ cấu vốn của 375 doanh nghiệp nhà nước (Số
    liệu điều tra của Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính).
    ã Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến năm 2005.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    ã Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết
    hợp với các phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin, tổng hợp, so sánh, phân tích tình
    huống được sử dụng để nghiên cứu.
    ã Phương pháp toán kinh tế sẽ được sử dụng với mô hình kinh tế lượng để xây
    dựng mô hình cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước.
    6. Đóng góp mới của luận án
    ã Luận án đã lựa chọn một phương pháp tiếp cận mới trong việc phân tích cơ cấu vốn
    của các doanh nghiệp nhà nước là sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng.
    ã Dựa trên bộ số liệu khá đồ sộ về điều tra tình hình vốn và tài sản của 375 doanh
    nghiệp nhà nước, tác giả đã có một đánh giá toàn diện, khách quan, đầy đủ về cơ cấu vốn
    của doanh nghiệp nhà nước.
    ã Tác giả đã xây dựng được một mô hình kinh tế lượng sử dụng để phân tích các
    nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhà nước nói riêng và doanh
    nghiệp Việt nam nói chung.
    ã Tác giả đã đề xuất ba hệ thống giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp
    nhà nước: (i) hệ thống giải pháp xây dựng và hoàn thiện điều kiện xây dựng mô hình kinh
    tế lượng ứng dụng nghiên cứu cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhà nước; (ii) hệ thống giải
    pháp định tính và (iii) giải pháp ứng dụng xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho một
    doanh nghiệp nhà nước điển hình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...