Tài liệu Đổi mới chức năng xã hội của Nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới chức năng xã hội của Nhà nước




    Chức năng giai cấp của Nhà nước giữ vai trò định hướng, chi phối chức năng xã hội. Đến lượt nó, chức năng xã hội là điều kiện, là cơ sở xã hội để thực hiện chức năng giai cấp. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chức năng xã hội với nội dung chủ yếu là tổ chức, quản lý và xây dựng xã hội mới phục vụ lợi ích cho toàn xã hội trên lập trường của giai cấp công nhân.


    Vấn đề Nhà nước ta thực hiện các chức năng nói chung và chức năng xã hội nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang là vấn đề cần được làm rõ, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trên lộ trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.


    Ta biết, chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước nói chung là khách quan, đều bắt nguồn từ bản chất và thể hiện bản chất chung của nhà nước, trong đó chức năng giai cấp giữ vai trò định hướng, chi phối chức năng xã hội. Và đến lượt nó, chức năng xã hội là điều kiện, là cơ sở xã hội để thực hiện chức năng giai cấp. Ph. Ăng-ghen viết: ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức
    năng xã hội đó của nó[1].




    Các nhà nước tiền xã hội chủ nghĩa đều dựa trên chế độ tư hữu và đều là công cụ duy trì sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị đối với đa số nhân dân lao động. Việc thực hiện chức năng xã hội của chúng vì thế còn rất nhiều hạn chế và tùy thuộc vào kết quả đấu tranh của các tầng lớp nhân dân. Trái lại, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, có mục tiêu là giải phóng mình, toàn xã hội khỏi áp bức

    bóc lột giai cấp. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ thống trị của số ít người, mà trở thành công cụ để thực hiện chức năng xã hội với nội dung chủ yếu là tổ chức, quản lý và xây dựng xã hội mới, phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội trên lập trường của giai cấp công nhân.


    Nhà nước ta mang bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là nhà nước kiểu mới, bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân[2], một nhà nước phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của dân tộc lên trên hết: Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh[3]. Hồ Chí Minh nêu rõ trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện chức năng xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân, coi đó là bổn phận, nghĩa vụ của mình. chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân[4]. Theo Người, Nhà nước ta do Đảng lãnh đạo. Vì vậy, Đảng có trách nhiệm to lớn trước đất nước và nhân dân: Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên
    Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân[5]. Thực tiễn cho thấy, ngay từ những ngày đầu vừa mới thành lập, trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, vô vàn khó khăn thử thách, song chính
    quyền cách mạng non trẻ của ta đã nỗ lực động viên, huy động lực lượng toàn dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, dựa vào dân để củng cố tổ chức, bộ máy, xây dựng và hoàn thiện thể chế, đồng thời tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống xâm lược. Trong quá trình kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm kiến quốc, phát triển kinh tế, xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân Nhìn chung, trong giai đoạn từ 1945 – 1975, chức năng xã hội của Nhà nước dù được thực hiện trên cơ sở một nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào sự viện trợ từ
    bên ngoài, đất nước có chiến tranh lại bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ


    chính trị khác nhau, song Nhà nước ta vẫn xây dựng hậu phương vững chắc, đồng

    thời động viên cao độ sức người, sức của cho tiền tuyến quyết tâm giành độc lập


    dân tộc, thống nhất Tổ quốc.




    Từ sau năm 1975 cho đến trước khi đổi mới (1986), việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi nên gặp không ít khó khăn. Dù đất nước hòa bình, thống nhất, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, nhưng do mắc phải những sai lầm chủ quan duy ý chí, ấu trĩ tả khuynh, duy trì quá lâu cơ chế quản lý cũ đã khiến nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Đại hội VI (1986) là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi trong nhận thức và tư duy của
    Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về cơ chế quản lý trong thời kỳ quá độ. Bước đột phá căn bản về tư duy kinh tế của Đảng tại Đại hội VI là chuyển từ quan niệm cũ về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, một nền kinh tế hiện vật, không thừa nhận vai trò tích cực của thị trường và quy luật giá trị sang thừa nhận thời kỳ quá độ ở nước ta phải phát triển kinh
    tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đại hội IX Đảng xác định là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi đó là đường lối chiến lược, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời nhận rõ, chủ động ngăn chặn, hạn chế và khắc phục mặt trái, những mâu thuẫn và tác động tiêu cực của nó đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, đồng thời với chủ trương phát triển kinh tế thị trường, Đảng nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái ngay trong mỗi bước phát triển. Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, thực tiễn đòi hỏi chúng ra phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

    và với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã tạo những tiền đề và động lực


    mạnh mẽ đối với việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ


    nghĩa nói chung, đổi mới và nâng cao chức năng xã hội của Nhà nước nói riêng.




    Một là, trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã


    hội chủ nghĩa chúng ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, phù hợp hơn về bản chất, chức năng của Nhà nước, về sự cần thiết phải đổi mới Nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...