Tiến Sĩ Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1 KHU VỰC SỰ NGHIỆP CÔNG VÀ SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHU 15
    VỰC SỰ NGHIỆP CÔNG


    1.1. Khu vực sự nghiệp công trong nền kinh tế quốc dân. 15
    1.1.1. Sự hình thành khu vực sự nghiệp công trong nền kinh tế quốc dân. 15
    1.1.1.1. Quan niệm về khu vực sự nghiệp công. 15
    1.1.1.2. Quá trình hình thành khu vực sự nghiệp công. 18
    1.1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công. 19
    1.1.2. Đặc điểm của khu vực sự nghiệp công trong nền kinh tế quốc dân. 22
    1.1.2.1. Về vai trò và chức năng của khu vực sự nghiệp công. 22
    1.1.2.2. Về tính chất hoạt động. 23
    1.2. Tài chính của khu vực sự nghiệp công trong nền kinh tế thị 27
    trường.
    1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính, tài chính Nhà nước và tài
    chính công.27
    1.2.2. Khái niệm và nội dung của tài chính khu vực sự nghiệp công. 33
    1.2.3. Các chủ thể và những mối quan hệ của tài chính khu vực sự 34
    nghiệp công.
    1.3. Chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công trong nền kinh tế quốc dân.
    1.3.1. Quan niệm về chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.
    1.3.2. Nội dung của chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.

    1.3.2.1. Chính sách đầu tư của nhà nước cho khu vực sự nghiệp công. 40
    1.3.2.2. Chính sách quản lý vốn và tài sản công tại các đơn vị SN công. 42
    1.3.2.3. Chính sách quản lý giá dịch vụ sự nghiệp. 43
    1.3.2.4. Chính sách thuế. 44
    1.3.2.5. Chính sách về đầu tư tín dụng Nhà nước. 45
    1.3.3. Những nhân tố tác động đến chính sách tài chính đối với khu vực 47
    sự nghiệp công.
    1.3.3.1. Nhận thức của các chủ thể tham gia vào các quan hệ tài chính. 47
    1.3.3.2. Mục tiêu của Nhà nước. 48
    1.3.3.3. Trình độ phát triển kinh tế xã hội và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của 49
    ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp.
    1.4. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và đổi mới chính sách tài 50
    chính đối với khu vực sự nghiệp công.
    1.4.1. Kinh nghiệm đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự 50
    nghiệp công của Trung Quốc.
    1.4.2. Kinh nghiệm của các nước về đổi mới chi NSNN theo kết quả hoạt 53
    động.
    1.4.3. Một số vấn đề rút ra có thể vận dụng ở Việt Nam. 61
    1.3.3.1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động và dự toán ngân sách. 62
    1.3.3.2. Xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá. 62
    1.3.3.3. Tổ chức hệ thống kiểm tra giám sát. 63
    Kết luận Chương 1. 64

    Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHU VỰC SỰ NGHIỆP 66
    CÔNG Ở VIỆT NAM


    2.1. Khái quát về chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công 66
    trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
    2.1.1. Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1994 - 2001). 66
    2.1.2. Giai đoạn thứ hai (từ năm 2002-2005). 67
    2.1.3. Giai đoạn thứ ba (từ năm 2006-nay). 69
    2.2. Thực trạng chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công. 72
    2.2.1. Chính sách phân cấp quản lý tài chính ngân sách. 73
    2.2.1.1. Về phân cấp ngân sách. 73
    2.2.1.2. Về phân cấp quản lý dự toán 74
    2.2.2. Chính sách quản lý chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công. 77
    2.2.2.1. Kinh phí thường xuyên được giao thực hiện tự chủ. 78
    2.2.2.2. Kinh phí không thường xuyên của đơn vị sự nghiệp. 80
    2.2.2.3. Chi các Chương trình mục tiêu quốc gia. 81
    2.2.3. Chính sách quản lý vốn, tài sản tại các đơn vị sự nghiệp công. 84
    2.2.4. Chính sách phí, lệ phí. 86
    2.2.5. Chính sách tín dụng Nhà nước. 92
    2.2.6. Về chế độ kế toán. 93
    2.2.7. Chính sách thuế. 94
    2.2.7.1. Về Thuế GTGT. 95
    2.2.7.2. Về Thuế TNDN. 97
    2.2.7.3. Về Thuế Sử dụng đất. 99
    2.3. Đánh giá chung về chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam.
    2.3.1. Những kết quả đã đạt được. 100
    2.3.1.1. Về quy mô và cơ cấu chi NSNN cho các hoạt động sự nghiệp. 100
    2.3.1.2. Cơ chế, chính sách tài chính đã tạo thêm các nguồn kinh phí để phát triển hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
    2.3.1.3. Đã thực hiện chuyển đổi được một số loại hình hoạt động sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước.
    2.3.1.4. Tạo cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
    2.3.2. Những vấn đề còn bất cập, vướng mắc trong chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.
    2.3.2.1. Chưa thực hiện hạch toán đủ chi phí theo cơ chế thị trường. 110
    2.3.2.2. Chưa hình thành cơ chế cạnh tranh. 111
    2.3.2.3. Vẫn đang thực hiện quản lý biên chế cán bộ và chính sách tiền lương như các cơ quan hành chính.
    2.3.2.4. Về cơ chế, cách thức điều tiết của Nhà nước đối với khu vực sự nghiệp công.
    2.3.2.5. Cơ chế, chính sách tài chính chưa đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công với các đơn vị ngoài công lập.
    2.3.2.6. Cơ chế, chính sách tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công chưa phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
    2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong chính sách tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công.
    Kết luận Chương 2 122

    Chương 3 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHU VỰC SỰ NGHIỆP CÔNG Ở VIỆT NAM

    3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam.
    3.1.1 Sự cần thiết phải đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam.
    3.1.1.1. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đổi 124
    mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.
    3.1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.
    3.1.2. Nhu cầu của xã hội đối với các dịch vụ công có xu hướng ngày càng gia tăng.
    3.1.3. Dự báo về xu hướng phát triển của khu vực SN công ở Việt Nam. 127
    3.2. Quan điểm định hướng đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam.
    3.2.1. Tiếp tục tăng chi NSNN cho các hoạt động sự nghiệp. 130
    3.2.2. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp.
    3.2.3. Vận dụng các quan hệ thị trường trong đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.
    3.2.4. Đổi mới chính sách tài chính theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công.
    3.3. Các giải pháp cơ bản thực hiện đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.
    3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công.
    3.3.2. Thông qua các quan hệ tài chính đổi mới cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
    3.3.3. Chuyển chính sách quản lý phí và lệ phí sang quản lý giá dịch vụ. 140
    3.3.4. Chuyển các đơn vị SN sang thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí. 142
    3.3.5. Chính sách đầu tư của NSNN cho khu vực sự nghiệp công. 143
    3.3.6. Chính sách về lao động, tiền lương và phân phối thu nhập trong khu vực sự nghiệp công.
    3.3.7. Chính sách về quản lý vốn, tài sản tại các đơn vị sự nghiệp công 147
    3.3.8. Chính sách thuế đối với các đơn vị sự nghiệp công. 148
    3.4. Các giải pháp thực hiện đối với một số lĩnh vực cụ thể. 152
    3.4.1. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. 152
    3.4.2. Trong lĩnh vực y tế. 160
    3.4.3. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 167
    3.4.4. Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể thao. 171
    3.4.5. Trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế. 173
    Kết luận Chương 3. 176

    KẾT LUẬN 178

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

    Phụ lục số 01. 181
    Phụ lục số 02. 182
    Phụ lục số 03. 184
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án:


    Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam ngày càng sâu rộng, đã và đang đặt ra yêu cầu mới đối với chính sách tài chính nói chung và đối với các đơn vị sự nghiệp (SN) công nói riêng.
    Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, ngân sách Nhà nước (NSNN) chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo y tế, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học . - hoạt động của các đơn vị không thuộc khu vực sản xuất vật chất - được coi là thực hiện phân phối lại thu nhập quốc dân.
    Đồng hành cùng quá trình đổi mới của nền kinh tế, vai trò, vị trí, chức năng của các đơn vị SN công cũng có sự thay đổi, từ chỗ là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý Nhà nước chuyển dần thành các đơn vị có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công đáp ứng những nhu cầu của xã hội (XH). Thay đổi từ chỗ Nhà nước là chủ thể duy nhất cung cấp dịch vụ công, sang Nhà nước là một trong những đối tượng được các đơn vị SN đáp ứng dịch vụ.
    Trong bối cảnh đó, chính sách tài chính đối với các đơn vị SN công cũng đã có nhiều đổi thay. Quốc hội đã ban hành Luật Ngân sách Nhà nước, Pháp lệnh Phí, lệ phí .; Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, Bộ Tài chính đã có nhiều thông tư hướng dẫn và bước đầu đã tạo được một số kết quả trong quản lý tài chính đối với các đơn vị SN công. Trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với các đơn vị SN công theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 và tiếp sau là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 của Chính phủ.
    Tuy vậy những thay đổi trong chính sách tài chính đối với các đơn vị SN vẫn chỉ mới là những sửa đổi, điều chỉnh do những đòi hỏi từ thực tế quản lý; còn mang đậm nét bao cấp, bộc lộ nhiều vấn đề không phù hợp với cơ chế thị trường. Những hạn chế của chính sách chi SN theo kiểu ngân sách (NS) tăng dần hàng năm, thiếu tầm nhìn trung và dài hạn, tách rời giữa chi đầu tư và chi thường xuyên; chưa có sự đánh giá giữa việc sử dụng NS với kết quả hoạt động SN dẫn tới hiệu quả sử dụng NSNN không cao. Bởi vậy, đổi mới chính sách tài chính đối với các đơn vị SN đang cần một giải pháp tổng thể, đồng bộ, nhằm tạo ra được những thay đổi cơ bản cả về cơ chế và cả về hệ thống chính sách tài chính.
    Từ thực tiễn hoạt động quản lý tài chính, tác giả đã chọn Đề tài “Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt nam” làm luận án tiến sỹ nhằm góp thêm ý kiến vào quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...