Báo Cáo Đổi mới chính sách công nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày 12 tháng 11 năm 2004

    Kenichi Ohno


    Tài liệu này được viết cho Hội thảo Nâng cao Năng lực Cạnh tranh của Các ngành công nghiệp
    Việt Nam do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức vào
    ngày 22 tháng 11 năm 2004. Hội thảo nhằm đưa ra những phân tích và đề xuất hữu hiệu về chính
    sách công nghiệp để chuẩn bị cho Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm 2006-2010.

    I. Xác định vị trí của Việt Nam trên thế giới và khu vực
    Hướng tới một khung chính sách mới
    Chính sách công nghiệp của Việt Nam ngày càng trở nên lỗi thời trong bối cảnh quá trình hội nhập
    quốc tế diễn ra nhanh chóng. Đã xuất hiện một khoảng cách lớn giữa phương pháp lập kế hoạch kế
    thừa từ quá khứ và thực tế cạnh tranh toàn cầu theo WTO, khu vực mậu dịch tự do, và những thách
    thức từ Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Trừ phi khoảng cách này được xóa bỏ, chính sách
    công nghiệp của Việt Nam sẽ vẫn không nhất quán và không thực tế. Cần phải có một sự cải cách
    đáng kể để có thể đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp cho tới năm 2020 cũng như để
    thực hiện thành công Kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm.
    Phương pháp lập kế hoạch cũ xác định các mục tiêu số lượng cho các ngành công nghiệp và thậm
    chí là từng sản phẩm riêng biệt. Các mục tiêu đó thường là sản lượng, giá trị xuất khẩu, đầu tư mới,
    tỷ trọng cung nội địa, và tỷ lệ nội hóa. Những mục tiêu này dựa chủ yếu vào mong muốn của các
    nhà lãnh đạo hơn là các phân tích có tính khoa học, nhưng các cơ quan thực hiện phải đạt được các
    mục tiêu đó bằng bất cứ giá nào. Tiến độ đạt được mục tiêu được thường xuyên giám sát, báo cáo
    và thảo luận. Nếu mục tiêu đề ra không đạt được - vì bất kỳ lý do gì - cán bộ chịu trách nhiệm sẽ
    phải chịu những vấn đề về chính trị.
    Phương pháp này có thể chấp nhận được khi Việt Nam còn là một nền kinh tế kế hoạch hóa tách
    biệt khỏi thế giới, bây giờ thì không thể. Sau đây là những lý do tại sao phương pháp này không
    còn phù hợp nữa:
    (1) Chiến lược công nghiệp phải dựa trên phân tích tình hình thế giới và vị trí hiện tại và tương lai
    của Việt Nam trong bối cảnh đó. Các xu hướng phát triển ở Đông Á đặc biệt quan trọng. Người ta
    không thể lập chính sách chỉ dựa trên nhu cầu và mong muốn trong nước nữa.
    (2) Trong nền kinh tế thị trường, việc công ty nào hay sản phẩm nào cuối cùng sẽ dành phần thắng
    được quyết định bởi cầu của thị trường và nỗ lực của mỗi công ty, không phải do các chỉ tiêu mà
    chính phủ đưa ra.
    (3) Chính sách công nghiệp phải mang tính gián tiếp và hướng dẫn chứ không mang tính trực tiếp
    và bắt buộc. Chính phủ Việt Nam phải tạo ra các công cụ và kênh chính sách để tạo điều kiện cho
    các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài, các thành phần đang ngày càng trở nên quan trọng ở Việt
    Nam.
    Rõ ràng là phương pháp lập kế hoạch định lượng đã lỗi thời và cần phải được thay thế bằng một
    khung chính sách mới. Sự cần thiết phải cải cách chính sách được công nhận rộng rãi trong giới lập
    chính sách, nhưng những bước cụ thể để đạt được điều đó thì chưa được xác định. Vì vậy, phương
    pháp lập kế hoạch cũ vẫn tiếp tục được sử dụng khi xây dựng chính sách công nghiệp bao gồm cả
    Kế hoạch 5 năm hiện nay và một số lượng lớn các quy hoạch tổng thể cho từng ngành công nghiệp.
    Trong nền kinh tế thế giới, công nghiệp hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế không phải là một khó
    khăn mới xuất hiện. Trong quá khứ, rất nhiều nước đã phải đối mặt với thách thức này và đạt được
    những kết quả rất khác nhau, từ thành công rực rỡ đến thất bại thảm hại. Giống như nhiều trường
    hợp khác, việc sao chép nguyên si chính sách của các nước khác vào Việt Nam sẽ không mang lại
    kết quả tốt đẹp vì tình hình ở các nước rất khác nhau. Nhưng nếu những bài học từ các nước khác
    được đánh giá cẩn thận và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế mới, giải pháp vượt qua thử
    thách này sẽ trở nên khá rõ ràng. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất tách biệt bài học còn có thể áp
    dụng cho Việt Nam và các yếu tố chính sách mới hình thành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...