Tài liệu Đổi mới căn bản về nhận thực cũng như tổ chức thực hiện việc giải thích chính thức Hiến pháp, luật v

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới căn bản về nhận thực cũng như tổ chức thực hiện việc giải thích


    chính thức Hiến pháp, luật và pháp lệnh ở nước ta hiện nay




    Về phương diện lý luận, giải thích luật được phân thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào cách giải thích và phương pháp giải thích, người ta chia thành: giải thích theo ngữ nghĩa (giải thích ngữ nghĩa của các từ ngữ trong điều luật); giải thích logic (việc phân tích ý nghĩa của các khái niệm hoặc so sánh với các khái niệm gần gũi với nó); giải thích về chuyên môn nghiệp vụ pháp lý (giải thích nhằm chỉ rõ nội dung pháp lý của điều luật do những nhà chuyên môn về pháp luật tiến hành); giải thích hệ thống (việc phân tích ý nghĩa và nội dung của điều luật trong mối quan hệ với hệ thống các điều luật trong cùng một văn bản hay trong hệ thống các văn bản pháp luật); giải thích về mặt lịch sử - xã hội (việc phân tích các điều luật trong mối liên hệ với điều kiện lịch sử cụ thể của việc ra đời đạo luật hay quy phạm pháp
    luật, kinh nghiệm của việc điều chỉnh trong thực tế).




    Về phương diện lý luận, giải thích luật được phân thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào cách giải thích và phương pháp giải thích, người ta chia thành: giải thích theo ngữ nghĩa (giải thích ngữ nghĩa của các từ ngữ trong điều luật); giải thích logic (việc phân tích ý nghĩa của các khái niệm hoặc so sánh với các khái niệm gần gũi với nó); giải thích về chuyên môn nghiệp vụ pháp lý (giải thích nhằm chỉ rõ nội dung pháp lý của điều luật do những nhà chuyên môn về pháp luật tiến hành); giải thích hệ thống (việc phân tích ý nghĩa và nội dung của điều luật trong mối quan hệ với hệ thống các điều luật trong cùng một văn bản hay trong hệ thống các văn bản pháp luật); giải thích về mặt lịch sử - xã hội (việc phân tích các điều luật trong mối liên hệ với điều kiện lịch sử cụ thể của việc ra đời đạo luật hay quy phạm pháp luật, kinh nghiệm của việc điều chỉnh trong thực tế). Dựa vào chủ thể tiến hành giải thích, người ta phân thành giải thích chính thức và giải thích không chính thức. Giải thích chính thức là việc giải thích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc giải thích này có giá trị pháp lý. Giải thích không chính thức là sự

    giải thích của bất cứ người nào không có chức năng chính thức giải thích luật và do đó, lời giải thích không có giá trị pháp lý áp dụng chính thức mà chỉ có ý nghĩa tham khảo. ở nước ta, Hiến pháp 1992 qui định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có nhiệm vụ, quyền hạn giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh (Khoản 3, Điều 91). Chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vai trò của giải thích chính thức Hiến pháp, luật, pháp lệnh; thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động giải thích chính thức Hiến pháp, luật và pháp lệnh ở nước ta hiện nay.


    1. Vai trò của giải thích chính thức Hiến pháp, luật và pháp lệnh: Giải thích chính thức Hiến pháp, luật và pháp lệnh có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống nhà nước và xã hội. Vai trò đó thể hiện trên các phương diện sau đây:


    Một là, giải thích chính thức Hiến pháp, luật và pháp lệnh là một phương thức bảo vệ và phát huy chính bản thân các giá trị của Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Pháp luật nói chung, đặc biệt là Hiến pháp, luật nói riêng chứa đựng các giá trị chính trị, xã hội sâu sắc. Tuy nhiên, bản thân pháp luật không tự bảo vệ và phát huy được các giá trị của mình, nhất là trong trường hợp bản thân pháp luật có thể chứa đựng những yếu tố không rõ ràng. Pháp luật là một hiện tượng xã hội do con người đặt ra, do đó không tránh khỏi những khiếm khuyết vô tình, chủ quan chứa đựng trong bản thân pháp luật. Đó có thể là việc sử dụng từ ngữ chưa thật hoàn hảo (từ nhiều nghĩa và thay đổi theo thời gian) để thể hiện các qui tắc xử sự của hành vi trong các điều luật. Đó cũng có thể là những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc nhận thức và hiểu đúng các qui định của điều luật. Đặc biệt, Hiến pháp là đạo luật gốc chứa đựng những nguyên tắc, những khung pháp lý rất rộng, trừu tượng, không cụ thể, lại tồn tại trong một thời gian dài, mà như V. I. Lênin đã từng nhấn mạnh là chính trị, là một biện pháp chính trị, thì càng cần phải được bảo vệ và phát huy phù hợp với từng điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc giải thích chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, bảo vệ và phát huy các giá trị của Hiến pháp bằng hoạt động giải thích Hiến pháp

    có ý nghĩa chính trị - pháp lý cực kỳ quan trọng. Trước hết, thông qua giải thích chính thức, nội dung và ý nghĩa của các qui định của Hiến pháp được hiểu một cách thống nhất, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể. Theo đó, Hiến pháp phát huy được vai trò của mình là nhân tố đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của một chế độ chính trị - xã hội, là nền tảng pháp lý của một nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Một chế độ chính trị - xã hội thiếu ổn định là một chế độ không dựa trên nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc và thống nhất của Hiến pháp. Giải thích chính thức Hiến pháp còn là nhân tố góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất nhất quán dựa trên nền tảng Hiến pháp.


    Hai là, giải thích chính thức Hiến pháp, luật, pháp lệnh là nhân tố đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật đúng đắn, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tránh được việc áp dụng pháp luật một cách máy móc, cứng nhắc, pháp lý đơn thuần. Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Trong số đó, Toà án là cơ quan áp dụng pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, áp dụng pháp luật của Toà án liên quan trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ thiết thân, cơ bản nhất của con người như tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm . và phải vận dụng toàn bộ sự hiểu biết về pháp luật (cả ý thức pháp luật, lẫn các qui định pháp lý thực định và kinh nghiệm cuộc sống thực tiễn). Do vậy, áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án thường gắn liền với việc giải thích pháp luật trong đó có giải thích chính thức. Giải thích chính thức các qui định pháp lý đưa ra áp dụng thông qua tổng kết thực tiễn, hình thành các án lệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xét xử của toà án. Kinh nghiệm không chỉ của các nước theo mô hình hệ thống pháp luật Common Law mà cả các nước theo hệ thống pháp luật Continental gần đây cũng đề cao việc giải thích chính thức luật của toà án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...