Tài liệu Đôi điều về giải thích pháp luật theo nghĩa rộng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đôi điều về giải thích pháp luật theo nghĩa rộng




    Nguyên tắc bắt buộc đối với công việc giải thích pháp luật là phải mang đến được cho văn bản pháp luật một nghĩa chứa đựng trong ngôn ngữ của văn bản đó. Ở một góc độ khác, hoạt động giải thích pháp luật có thể đưa ra cho văn bản một nghĩa xa hơn ý nghĩa ngôn ngữ của nó, một nghĩa mở rộng hoặc hạn chế hơn nghĩa mà
    ngôn ngữ của văn bản có thể mang.




    1. Giải thích pháp luật theo nghĩa rộng là gì?




    Giải thích pháp luật là cách thức làm cho việc hiểu, thực hiện pháp luật trong cuộc sống được thống nhất, hợp pháp và hợp lý. Giải thích pháp luật là một cấu thành tất yếu của pháp luật, một bảo đảm đối với pháp luật. Việc tạo lập một cơ chế thích đáng cho giải thích pháp luật là mục tiêu và yêu cầu của mỗi hệ thống pháp luật, mỗi quốc gia.


    Giải thích pháp luật trong thực tế được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Ở góc độ phổ biến, thông thường, góc độ hẹp hiện nay, giải thích pháp luật được xem là: “một hoạt động có lý trí đưa ra nghĩa của một văn bản pháp luật”1; là “hoạt động liên quan với việc xác định thông điệp có tính quy phạm mà nó xuất hiện từ văn bản”2; là “hoạt động để tìm ra nghĩa và hiểu rõ mục đích của tác giả văn bản pháp luật”3 (Từ đây, xin gọi giải thích pháp luật theo nghĩa hẹp, nghĩa thông thường là giải thích pháp luật, để định rõ và phân biệt với giải thích pháp luật theo nghĩa rộng sẽ bàn đến sau).


    Nguyên tắc bắt buộc đối với công việc giải thích pháp luật là phải mang đến được cho văn bản pháp luật một nghĩa chứa đựng trong ngôn ngữ của văn bản đó. Đây là điều kiện cần và đủ đối với một hệ thống giải thích pháp luật hiện tại. Bản thân hoạt động giải thích được giới hạn bằng giới hạn của văn bản, và giới hạn của văn bản phải đặt trong giới hạn của ngôn ngữ. Một hoạt động là giải thích nếu nó

    đưa ra nghĩa trên văn bản phù hợp với một nghĩa (rõ ràng hoặc ẩn) trong ngôn ngữ (cộng đồng hoặc cá nhân) của văn bản. Giải thích pháp luật có tác dụng trong các giới hạn của ngôn ngữ. Nó truyền đạt cho văn bản một nghĩa mà ngôn ngữ có thể mang. Hoạt động giải thích sẽ kết thúc tại “điểm cuối” của ngôn ngữ4.


    Ở một góc độ khác, giải thích pháp luật được tiếp cận rộng hơn gấp nhiều lần và khác cơ bản so với giải thích pháp luật thông thường. Dưới góc độ này, hoạt động giải thích có thể đưa ra cho văn bản một nghĩa xa hơn ý nghĩa ngôn ngữ của nó, một nghĩa mở rộng hoặc hạn chế hơn nghĩa mà ngôn ngữ của văn bản có thể mang. Để làm được điều đó, người giải thích có thể tiến hành hàng loạt các thao tác mà nó sẽ trái, thậm chí phá vỡ các luật lệ của giải thích pháp luật thông thường (sẽ phân tích sau) Đó chính là giải thích pháp luật theo nghĩa rộng. Một số học giả còn gọi cách tiếp cận giải thích pháp luật theo nghĩa rộng là một học thuyết - học thuyết không giải thích (Non-interpretive Doctrines).5


    Giải thích pháp luật theo nghĩa rộng vượt ra ngoài ngôn ngữ của văn bản, chúng mang đến cho văn bản một sự hợp lý nhất định mà đôi khi, sự hợp lý đó không có cơ sở vững chắc trong ngôn ngữ của văn bản (tất nhiên, “chuẩn mực” của sự hợp lý phụ thuộc vào truyền thống của mỗi hệ thống pháp luật, vào cơ chế giải thích pháp luật của mỗi quốc gia, và vào tính mục đích, tài năng của bản thân mỗi chủ thể giải thích pháp luật ) Nói giản đơn, công việc của giải thích theo nghĩa hẹp đưa đến nghĩa một cái gì “là”; còn giải thích theo nghĩa rộng sẽ đưa đến nghĩa từ cái gì “là” đến cái gì “không là”. Ở giải thích theo nghĩa rộng, sự “có” của văn bản có thể được suy ra sự “không” của vấn đề khác. Lấy ví dụ, một mâu thuẫn giữa hai đạo luật, giải thích theo nghĩa hẹp sẽ quyết định ý nghĩa của mỗi đạo luật, rút ra hiệu lực của chúng từ các quy tắc giải thích, còn giải thích
    theo nghĩa rộng đưa đến cách giải quyết mâu thuẫn đó, đến khu vực chứa đựng sự


    mâu thuẫn.

    Trong lịch sử các hệ thống pháp luật truyền thống, giải thích theo nghĩa rộng là một phần của giải thích (thông thường), mặc dù nó đi xa và vượt khỏi giới hạn của sự giải thích. Ví dụ, trong hệ thống pháp luật Anh, thẩm phán có quyền thay đổi một văn bản - để tránh những điều ngớ ngẩn - được coi là một phần của hoạt động giải thích pháp luật của thẩm phán. Trong truyền thống pháp luật Đức thì lấp đầy một khoảng trống cũng được coi là hoạt động giải thích (theo nghĩa rộng).




    2. Nội dung của giải thích pháp luật theo nghĩa rộng




    Giải thích pháp luật theo nghĩa rộng là một hoạt động đa dạng và phức tạp. Sự đa dạng, phức tạp chứa đựng ngay trong nội dung của nó.




    Lấp đầy các khoảng trống trong văn bản




    Lấp đầy các kẽ hở trong văn bản là hoạt động khác biệt cơ bản so với giải thích pháp luật thông thường. “Giải thích là cung cấp nghĩa cho các quy phạm, còn lấp đầy kẽ hở là thêm ngôn ngữ vào văn bản, thêm quy phạm cho văn bản”6. Trên thế giới, cách tiếp cận với các văn bản là đối tượng của giải thích pháp luật tương đối bao quát, nó có thể là hiến pháp, các đạo luật, các văn bản dưới luật, di chúc, hợp đồng , tức là tất cả các văn bản, nếu nó liên quan đến cách thức làm cho việc hiểu, thực hiện pháp luật trong cuộc sống được thống nhất, hợp pháp và hợp lý.


    Khi nào thì một văn bản có kẽ hở? Thứ nhất, khi văn bản chứa đựng những hàm ý mà có thể làm rõ bằng sự giải thích thông thường; thứ hai, khi văn bản không đề cập đến một vấn đề mà nó không lưu tâm; thứ ba, khi sự cung cấp của văn bản đến vấn đề mà nó lưu tâm gây ra sự thiếu sót đối với các vấn đề mà nó không lưu tâm; và thứ tư, khi có sự thiếu khuyết thực sự của văn bản, bản thân văn bản không đủ để điều chỉnh những vấn đề nhất định mặc dù nó tương đối rõ ràng hoặc chắc chắn 7 Và giải thích theo nghĩa rộng cho phép lấp đầy các kẽ hở như vậy trong văn bản.

    Việc lấp đầy các khoảng trống trong luật: Ở thế kỷ 19, trong hệ thống pháp luật Anglo-Saxon, các thẩm phán đã có được quyền này trong việc lấp đầy các khoảng trống trong luật khi giải quyết vụ việc. Hiện nay, tòa án không được làm như vậy, mà họ phải sử dụng “cái tổ an toàn” của thông luật để giải quyết trong những trường hợp ngôn ngữ của một đạo luật không tương xứng để biểu đạt được mục đích của đạo luật đó8.


    Pháp luật Anh cho phép lấp đầy khoảng trống trong luật đối với các trường


    hợp được bao hàm bởi các quy tắc pháp luật thông thường.




    Việc lấp đầy kẽ hở trong hợp đồng: Kẽ hở trong hợp đồng tạo nên tình trạng không đầy đủ, thiếu thông tin và mâu thuẫn với mục đích của nó. Thông thường một kẽ hở trong hợp đồng được lấp đầy bằng các luật lệ ngầm định, phong tục hoặc tập quán, tất nhiên hiệu quả chung trong những trường hợp này là không lớn, nên trong thực tế các nguồn trên được sử dụng như một sự hướng dẫn.


    Nguồn thứ hai bên cạnh các luật lệ ngầm định, phong tục hoặc tập quán để giải quyết, trong luật lệ của Anh còn có các “điều khoản mặc nhiên”, tức là việc lấp đầy khoảng trống trong hợp đồng là cần thiết cho hiệu quả và là bổn phận của hợp đồng mà các bên đảm nhiệm9.


    Luật pháp của Mỹ cũng đã sử dụng các điều khoản hàm ý này, hiện nay thì đã có sự thay đổi, tuy nhiên gần đây, các học giả Mỹ cũng có lưu tâm đến việc sử dụng các “luật lệ ngầm định” để lấp đầy khoảng trống trong hợp đồng10.


    Ở một vài quốc gia như Đức, Bồ Đào Nha, Pháp, các thẩm phán được phép lấp đầy các khoảng trống dựa trên các nguyên tắc của tính trung thực, nguyên tắc sự tin tưởng trong luật dân sự để lấp đầy các khoảng trống trong hợp đồng. Hệ thống pháp luật của Thụy Sỹ ủy quyền cho một thẩm phán lấp đầy khoảng trống theo mục đích khách quan của các bên nếu các bên thật thà, trung thực và dựa trên các nguyên tắc của công lý11.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...