Thạc Sĩ Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu chung



    Tiểu luận dài 11 trang: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam

    Sự hình thành và phát triển của CNXH ở nước ta phải dựa trên cơ sở lý luận của CN Mác Lênin và chính đặc điểm, điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Đây chính là cơ sở khách quan quy định nhận thức và những tìm tòi sáng tạo của chủ thể lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH. Với thực tiễn đổi mới, nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày một rõ ràng và đầy đủ hơn. Điều này trên thực tế đã trở thành một nguồn lực đặc biệt có ý nghĩa, bảo đảm cho mỗi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
    Đại hội IX đã khẳng định: Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên CNXH, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng viên hiện nay và trong những thập kỷ tới. Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ, mục tiêu cao cả, thiêng liêng, bất di bất dịch của nhân dân ta là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc. Đây là nguyên tắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng nước ta. Đi lên CNXH là một tất yếu khách quan theo đúng quy luật tất yếu của lịch sử.
    Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH dựa trên cơ sở khách quan của lịch sử: Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống lại chúng. Rất nhiều phong trào, cuộc khởi nghĩa oanh liệt dưới ngọn cờ của các sỹ phu và các nhà yêu nước đã thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo. Vấn đề độc lập vẫn không giải quyết được, trước hết là do khôg có một đường lối cách mạng đúng đắn dưới sự chỉ đạo của một hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học.
    Giữa lúc cách mạng Việt Nam roi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bôn ba khắp năm chấu bốn biển vừa lao động vừa nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng tư sản như ở Pháp, Mỹ và tham gia các hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp sau đó trở thành người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp. Người đã từng bước rút ra nhiều bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình.
    Bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Người diễn ra khi Người được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Và theo Người chính con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với CNXH, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc Từ đây, Người đã quyết định đi theo con đường cách mạng của Lênin, Cách mạng vô sản. Đó là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam.
    Sự lựa chọn đó dựa trên hai căn cứ chủ yếu:
    - Chỉ có CNXH mới giải phóng được triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động khỏi ách bóc lột, áp bức, bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lên làm chủ xã hội. Độc lập dân tộc chỉ có gắn liền với CNXH thì mới vững chắc.
    - Cách mạng XNCH tháng 10 Nga năm 1917 thành công đã mở ra thời đại mới – thời đại quá độ từ CHTB lên CNXH. Chính tính chất của thời đại mới đã tạo ra khả năng hiện thực cho những dân tộc lác hậu tiến lên CNXH. Những khả năng hiện thực này đã đem lại nhận thức mới mẻ và triệt để trong quan niệm cũng như giải pháp để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Tính chất mới mẻ và triệt để này thể hiện ở những điểm mấu chốt:
    + Độc lập dân tộc thực sự đảm bảo cho dân tộc đó có quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển, độc lập cả về kinh tế, chính trị, văn hóa. Điều quan trọng là độc lập dân tộc phải thực sự đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực và điều kiện làm chủ.
    + Độc lập dân tộc đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và văn hóa tinh thần.
    + Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì thế giới không có có chiến tranh, không có sự hoành hành của cái ác, của những sụ tàn bạo và bất công, đảm bảo co con người sống trong an bình và hạnh phúc.
    Như vậy con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đườg phù hợp quy luật khách quan của cách mạng nước ta, đáp ứng nguyện vọng hàng ngàn đời nay của nhân dân ta là độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
    Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đường lối này đã trải qua những giai đoạn phát triển với nội dung và hình thức, bước đi gán liền với đặc điểm của mỗi giai đoạn, tạo nên sức mạnh kì diệu đánh bại mọi kẻ thù, giành độc lập và xây dựng, bảo vệ đất nước thắng lợi.
    * Thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
    Ngay từ khi ra đời, trong cương lĩnh chính trị của mình (chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Đảng 3/2/1930), Đảng đã xác định dứt khoát, rõ ràng rằng: Cách mạng Việt Nam là một quá trình cách mạng không ngừng và phải trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ ở giai đoạn đầu, làm xong mục tiêu cơ bản của cách mạnh là giành chính quyền thì sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qau giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tư bản. Mục đích cuối cùng của Đảng là thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên đất nước Việt Nam. Xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và gắn liền với nó là xác lập sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đây là vấn đề mấu chốt đảm bảo cho cách mạng phát triển theo phương hướng đó.
    Thêm vào đó, chủ nghĩa xã hội mới chỉ là triển vọng tiến lên, chưa phải là mục tiêu trực tiếp, nhưng nó định hướng và có ý nghĩa vạch thời đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó quyết định trước tính đúng đắn của toàn bộ đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng. Nó quyết định tính chất, động lực và một phần phương pháp tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
    Tính triệt để và sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc bắt nguồn từ mục tiêu của cách mạng là giải phóng dân tộc kết hợp với từng bước giải phóng giai cấp. Tư tưởng đó vừa động viên được tầng lớp trên, vừa động viên được các tầng lớp nhân dân lao động trong cả nước tham gia cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. Điều này bắt nguồn từ việc sắp xếp lực lượng cách mạng: xây dựng và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất dựa trên cơ sở công – nông - trí liên minh, dưới sự lãnh đạo cách mạng của Đảng tiên phong.
    Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong khi tập trung sức người, sức của để hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, Đảng vần không quên nhiệm vụ tuyên truyền phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
    * Thời kì vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới (1945-1954)
    Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nhưng ở mỗi thời kì lich sử, Đảng ta lại rất linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa mụ tiêu, chiến lược và chỉ đạo chiến lược, để mục đích cuối cùng là đạt được độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
    Khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược dựa trên nền tảng phát huy lòng yêu nước của toàn dân , vừa dựa trên những thành tựu ban đầu của chế độ mới. Chế độ mới không chỉ là lực lượng tinh thần mà còn là lực lượng vật chất to lớn, đảm bảo kháng chiến lâu dài, càng đánh càng thắng, cuối cùng đánh bại cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
    * Thời kì cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở Miền Nam (1954-1975).
    Bước vào thời kì này, đường lối chiến lược kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được thể hiện một cách độc đáo, chưa có tiền lệ lịch sử và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cách mạng nước ta trong điều kiện nước ta tạm thời bị chia cắt ra làm 2 miền. Đó là đường lối tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền: cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
    Sự kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kì này mang hìn thái khác thời kì trước. Chủ nghĩa xã hội không chỉ là sức mạnh tinh thần, là triển vọng mà trở thành sức mạnh vật chất, sức mạnh tổ chức, trở thành hiện thực trên một nửa đất nước, sức mạnh của 1 chế độ xã hội. Thời kì này cả 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đều là trực tiếp. Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Mặt khác, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam thôi thúc nhân dân miền Bắc làm việc bằng 2 để giải phóng miền Nam. Sự kết hợp 2 ngọn cờ trong giai đoạn này còn là kết hợp sức mạnh của thế giới, của thời đại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...