Tiểu Luận Đọc lại bài báo Dân vận của Bác Hồ: Nghĩ về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cách đây đúng 55 năm, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự Thật số ra ngày 15-10-1949.

    Bài báo chỉ có 612 chữ, nhưng đã đề cập giải đáp những vấn đề rất căn bản, cấp thiết của công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền và đoàn thể nhân dân. Bài báo “Dân vận” của Bác Hồ là một tác phẩm kinh điển, mẫu mực, là cẩm nang của cán bộ, đảng viên trong công tác vận động quần chúng hiện nay và mai sau.

    Với bài báo ấy, người đọc dù ở trình độ nào cũng hiểu. Bác đã dùng cách đặt câu hỏi và trả lời ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu để làm rõ một số vấn đề cơ bản của công tác dân vận.

    Mở đầu bài báo, Bác viết: “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng cho nên cần phải nhắc lại”. Tiếp đó Bác Hồ đề cập, lý giải 4 vấn đề cơ bản, quan trọng và rất thiết thực trong công tác dân vận:

    Thứ nhất, tiền đề, cơ sở của công tác dân vận: Nước ta là nước dân chủ. Đây là cơ sở, tiền đề có tính chất quyết định trong công tác dân vận. Những yếu tố của một nước dân chủ thật sự là: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”; “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”, “Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân”; “Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra”; “Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”; “Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Chỉ có sau Tháng Tám năm 1945 khi nước ta giành độc lập tự do, dân ta thoát khỏi ách nô lệ thì mới có đầy đủ cơ sở, tiền đề dân vận.

    Thứ hai, dân vận là gì? “Dân vận là động viên tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho. Sau định nghĩa ngắn gọn, dễ hiểu về dân vận, Bác Hồ chỉ ra 4 bước quan trọng, nhất thiết phải làm trong công tác dân vận. Đó là: 1. Phải “tìm mọi cách làm cho mỗi người dân hiểu rõ ràng: việc đó có lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”. 2. Làm “bất cứ việc gì cũng đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”. 3. Phải “theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc khuyến khích dân”. 4. “Khi làm xong phải cùng dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”.

    Thứ ba, “Ai phụ trách dân vận?”. “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt Việt Minh, v.v .) đều phải phụ trách Dân vận”. Sau khi lấy thí dụ về cách thức dân vận trong một phong trào thi đua, Bác Hồ lưu ý “Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm”.

    Thứ tư, “Dân vận phải thế nào?”. Bác Hồ chỉ rất rõ những người làm công tác dân vận phải “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói xuông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”. Sau đó, Bác chỉ ra “khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc Dân vận. Cử ra một ban hoặc một vài người, mà thường cử những cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận được thì tốt, vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình không có trách nhiệm Dân vận. Đó là sai lầm rất to, rất có hại”. Cuối cùng, Bác Hồ kết thúc bài báo bằng một câu mang tính chân lý: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

    Ngày nay, tuy đã 55 năm nhưng đọc lại bài báo “Dân vận” của Bác Hồ chúng ta vẫn cảm thấy như Người mới viết vào ngày hôm qua, hôm kia gì đó. Và dường như Bác thấu rõ tâm can của cán bộ, đảng viên chúng ta, những căn bệnh mà những “ông quan cách mạng” khi đã có quyền hành trong tay thường hay mắc phải. Có thể khẳng định rằng, ngay sau khi có bài báo “Dân vận”, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác vận động quần chúng của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể của cán bộ, đảng viên có những chuyển biến tích cực. Trong thời kỳ kháng chiến, cán bộ, đảng viên thật sự là những người cùng lăn lộn, sống chết, đồng cam cộng khổ với dân, thật sự như “cá với nước”. Chẳng những ở miền xuôi, vùng đồng bằng mà ở vùng núi, trong các bản, làng của đồng bào dân tộc thiểu số, rất nhiều cán bộ - những chiến sĩ cách mạng đã như người thân trong gia đình, người con của buôn bản, sống chết có nhau. Họ cùng uống máu ăn thề, kết nghĩa anh em, trở thành người của bản làng. Đồng bào đặt hết niềm tin của mình vào cán bộ cách mạng, vào bộ đội Cụ Hồ. Chính sự gắn bó máu thịt giữa cán bộ với đồng bào, do cán bộ đem ánh sáng của Đảng đến với đồng bào đã trở thành sức mạnh vật chất và tinh thần làm nên những chiến thắng góp phần cùng toàn dân đánh bại hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

    Gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, theo tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh, đặc biệt là theo bài báo của Bác, công tác dân vận tiếp tục phát huy tác dụng và đạt được những thành quả to lớn, thiết thực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, trước những thay đổi, tác động của cơ chế kinh tế mới, cùng với những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, phản động, công tác dân vận nhiều nơi, nhiều lúc không đáp ứng được nhu cầu cách mạng, nhất là công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tình trạng đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước không đến được với đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ không hiểu, không nắm được tâm tư nguyện vọng của đồng bào. Đặc biệt, ở một số nơi, kẻ xấu đã thao túng tình hình, thậm chí lôi kéo được không ít đồng bào, làm những việc vi phạm pháp luật Nhà nước, gây rối trật tự, ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn, yếu kém. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều hạn chế, hoạt động kém hiệu quả. Sự yếu kém đó có nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân rất quan trọng là do công tác dân vận yếu kém. Nói như Bác Hồ thì ,”Dân vận kém thì việc gì cũng kém”. Nếu như công tác dân vận trong đồng bào dân tộc thiểu số làm được thường xuyên, đều đặn như những điều Bác Hồ nói trong bài báo “Dân vận” thì tình hình không đến nỗi yếu kém như một số nơi thời gian qua.

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...