Đồ Án Đọc hiểu Ngữ văn 11 - Nguyễn Trọng Hoàn (Chủ biên)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Theo Chương trình giáo dục học phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông được xây dựng và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần tích hợp  trong đó trọng tâm của yêu cầu dạy học phần Văn là học sinh phải biết cách đọc  hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể (bao gồm các trích đoạn hoặc tác phẩm văn học trọn vẹn). Đây là yêu cầu lần đầu tiên được gọi tên một cách chính thức trong sách giáo khoa Ngữ văn, xác định những nội hàm cụ thể để học sinh thực hiện một chuỗi thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, hướng tới hiệu quả hành dụng và kết nối kiến thức với các phần Tiếng Việt, Tập làm văn.
    Nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trung học phổ thông về lĩnh vực này, chúng tôi biên soạn bộ sách về đọc  hiểu văn bản (gồm ba cuốn, tương ứng với sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 10, 11, 12). Theo đó, cuốn Đọc  hiểu văn bản Ngữ văn 11 (bao gồm chương trình chuẩn và nâng cao) nêu ra một số giải pháp đọc - hiểu văn bản trong những bài cụ thể, mỗi bài được cấu tạo theo ba phần :
    I  Gợi dẫn
    II  Kiến thức cơ bản
    III  Liên hệ
    Nội dung phần Gợi dẫn của mỗi bài học nhằm chuẩn bị tâm thế, cung cấp một số kiến thức công cụ, có tính chất định hướng lợi cho việc chiếm lĩnh mục tiêu của bài đọc  hiểu : đó là các yếu tố đặc trưng thể loại, các thông tin quan trọng về tác giả, tác phẩm, tóm tắt và xác định cách đọc, cách kể.
    Nội dung phần Kiến thức cơ bản được hình thành trên cơ sở lí giải những phương diện kiến thức (theo thứ tự hoặc tổng hợp) từ các câu hỏi của sách giáo khoa, đồng thời thể nghiệm một số cách thức tiếp cận văn bản.
    Nội dung phần Liên hệ có kết cấu mở, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng: có thể giới thiệu một văn bản tương đương hoặc gần gũi với bài học để tạo điều kiện cho người đọc so sánh kiến thức; có thể cung cấp một số nhận định để tham khảo cho việc đánh giá về tác giả, tác phẩm; cũng có thể đưa ra một bài văn, bài thơ về tác giả, tác phẩm nhằm mở rộng trường liên tưởng hoặc tạo điều kiện cho người đọc nhìn nhận vấn đề từ nhiều phương diện.
    *
    * *
    Có thể nói: mục đích tìm hiểu và đặc trưng, tính chất của tthể loại sẽ quy định phương thức đọc. Phương thức đọc  hiểu văn bản Ngữ văn chắc chắn không chỉ là điều quan tâm của một cá nhân. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn học sinh trong quá trình sử dụng cuốn sách này góp cho những ý kiến quý báu để chúng tôi có dịp bổ khuyết.
    Xin chân thành cảm ơn.
    Hà Nội, thu 2007
    Chủ biên
    TS. Nguyễn Trọng Hoàn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...