Chuyên Đề Đọc di chúc Hồ Chí Minh nghĩ về tình cảm của Người và về giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện h

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đọc di chúc Hồ Chí Minh nghĩ về tình cảm của Người và về giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay
    Di chúccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá. Với những lời căn dặn cuối cùng ngắn gọn và súc tích, Người đã khẳng định thắng lợi tất yếu của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng, vạch ra những định hướng cũng như những “việc cần phải làm trước tiên” đối với sự nghiệp xây dựng đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. Tuy nhiên, giá trị và ý nghĩa củaDi chúckhông chỉ ở phạm vi bao quát, tầm nhìn sâu rộng về các vấn đề của cách mạng, mà còn ởtình cảm, tấm lòng nhân áivô biên của Người.
    Toát lên từ những lời căn dặn trongDi chúclà tấm lòng của một con người hết lòng yêu người, “hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”(1); một con người mà trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng vẫn “tiếc là tiếc rằng không phục vụ được lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”, vẫn không quên “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”(2). Sức nặng của tình thân yêu đó không phải ở lời nói, câu chữ, mà ở chính sự quan tâm sâu sắc và cụ thể của Người đối với Đảng và các tầng lớp nhân dân. Đối với Đảng, Người chú ý đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền; vì thế, Người đòi hỏi phải phát huy truyền thống đoàn kết, phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đối với thanh niên, Người quan tâm tới vai trò và sự trưởng thành của họ; do đó, cần đào tạo họ trở thành người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Đối với nhân dân lao động, Người đánh giá cao những đóng góp, thấu hiểu những khó khăn và yêu cầu “phải cókế hoạchthật tốt” để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đối với những người đã hy sinh một phần xương máu cho đất nước, cần phải tạo điều kiện để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sỹ cần phải ghi ơn và giáo dục tinh thần yêu nước cho các thế hệ sau thông qua sự ghi ơn đó Hồ Chí Minh không quên đối tượng hoặc tầng lớp nào; ngay cả với những nạn nhân của chế độ cũ, Người cũng căn dặn phải “cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”.
     
Đang tải...