Luận Văn Doanh thu tiêu thụ và xác định KQKD ở Công ty TNHH Đức Cường

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Doanh thu tiêu thụ và xác định KQKD ở Công ty TNHH Đức Cường
    Chuyển sang nền Kinh tế thị trường khi tất cả các quan hệ Kinh tế giữa các doanh nghiệp được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất như đất đai, tài nguyên, vốn, sức lao động, các sản phẩm và dịch vụ, còn giá cả được hình thành thông qua tác động qua lại cung cầu trên thị trường thì hoạt động thương mại có rất nhiều điều kiện để phát triển và phát huy hết vai trò của mình.

    Thực tiễn những năm thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta, thương mại đã đóng một vai trò rất quan trọng, thực sự trở thành điều kiện và tiền đề để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Đương nhiên quá trình phát triển của thương mại đặt ra nhiều vấn đề mà nền kinh tế cần quan tâm.

    Như vậy, vị trí của ngành thương mại được khẳng định cả về phương diện lý luận và thể hiện ở nước ta tất yếu khâu lưu thông hàng hoá. Thương mại được coi là mạch máu của quá trình hoạt động theo cơ chế thị trường. Trong quá trình sản xuất hàng hoá, Doanh nghiệp thương mại làm chức năng lưu chuyển một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cá nhân, tập thể với các hình thức kinh doanh đa dạng: bán buôn bán lẻ, bán đại lý . với mục tiêu : Phục vụ tốt nhất cho nhu cầu xã hội trên cơ sở đạt được lợi nhuận cao nhất. Thực hiện quá trình tiêu thụ hàng hoá sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp thương mại. Kết quả của tiêu thụ hàng hoá sẽ quyết định sự giàu nghèo của Doanh nghiệp thương mại, để đạt được điều đó đối với một doanh nghiệp thương mại là phải không ngừng quản lý và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ hàng hoá và kết quả tiêu thụ hàng hoá.

    Là một Doanh nghiệp thương mại, Công ty TNHH Đức Cường đã sử dụng kế toán như một công cụ đắc lực để điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh, tính hiệu quả kinh tế và kiểm tra quá trình sử dụng tài sản, giám đốc tiền vốn nhằm chủ động trong kinh doanh. Trong đó quá trình tiêu thụ hàng hoá và kết quả tiêu thụ hàng hoá gắn liền với các nghiệp vụ bán hàng, chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kết quả bán hàng và nhiệm vụ của kế toán gắn liền với toàn bộ quá trình cho đến khi xác định được kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở bù đắp được chi phí đã chi ra để thực hiện quá trình đó, đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.

    Sau thời gian học tập tại trường ĐH Kinh Tế – Kĩ Thuật CN, đồng thời được thực tập tại Công ty TNHH Đức Cường. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại phòng Kế toán tài vụ kết hợp với những kiến thức đã học tại trường. Tôi đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong Doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung và Công ty TNHH Đức Cường nói riêng, với sự hướng dẫn nhiệt tình của phòng Kế toán cùng với sự giúp đỡ của Các thầy cô giáo trong khoa đã giúp tôi chọn đề tài: " Doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả Kinh doanh" ở Công ty TNHH Đức Cường.

    Chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia làm 3 phần chính:
    PHẦN I: Những vấn đề lý luận chung về Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại.
    PHẦN II: Thực trạng công tác Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty TNHH Đức Cường.
    PHẦN III: Phương hướng hoàn thiện công tác Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty TNHH Đức Cường.

    PHẦN I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI​

    I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

    Tiêu thụ là khâu lưu thông hàng hoá và là cầu nối trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng, tiêu thụ hàng hoá là quá trình các Doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hoá vốn sản xuất kinh doanh của mình từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và hình thành kết quả tiêu thụ, đây là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân với nhau hay giữa các bên thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua- bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

    Thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện các chính sách Kinh tế - xã hội.
    Thương nhân có thể là các cá nhân có đủ năng lực hanh vi dân sự đầy đủ hay các hộ gia đình, tổ hợp tác hay các doanh nghiệp thuộc các thành phần Kinh tế thành lập theo quyết định của pháp luật ( được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

    Kinh doanh thương mại có một số đặc điểm chủ yếu sau:

    a. Đặc điểm về hoạt động:
    Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hoá, lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp của các hoạt động thuộc các quá trình mua - bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá.

    b. Đặc diểm về hàng hoá:
    Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái cụ thể hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.

    c. Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá:
    Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn và bán lẻ.
    - Bán buôn hàng hoá: Là bán cho người kinh doanh trung gian chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng.
    - Bán lẻ hàng hoá: Là việc bán thẳng cho người tiêu dùng trực tiếp

    d. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh:
    Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như Tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ, Công ty kinh doanh tổng hợp, Công ty môi giới, Công ty thương mại .

    e. Đặc điểm về sự vận động hàng hoá:
    Sự vận động hàng hoá trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau tuỳ thuộc vào ngành hàng, nguồn hàng, do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng.
    Như vậy, chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hoá, cung cấp dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

    1. Mối quan hệ giữa tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ
    Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào quá trình hoạt động của mỗi đơn vị, hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị lại phụ thuộc vào chất lượng và mẫu mã chủng loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh.Kết quả kinh doanh tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị tiến hành trôi chảy, từ đó có vốn để mở rộng kinh doanh đa dạng hoá các loại sản phẩm, hàng hoá về mặt chất lượng và số lượng. Ngược lại, kết quả kinh doanh xấu sẽ làm cho hoạt động kinh doanh bị trì trệ, bị ứ đọng vốn không có điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh.
    Trong mối quan hệ đó thì tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh, làm tốt công tác tiêu thụ nó sẽ đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...