Luận Văn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Cần tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cần tăng cường
    năng lực quản trị doanh nghiệp


    Theo số liệu thống kê, cả nước có 112.952 doanh nghiệp (năm 2006). Trong đó, có 87% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, riêng Đồng bằng sông Cửu Long có 14.258 doanh nghiệp (năm 2006), trong đó có 93,3% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Còn lại số ít doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng trở lên. Nhưng khu vực kinh tế này đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Với 49% GDP, 27% tổng đầu tư và 27% công nghiệp sản xuất. Khu vực tư nhân đã tạo ra rất nhiều việc làm và những cơ hội mới; giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nhiều công nghiệp chế tạo và ngành nghề mới. Tuy nhiên, hiện nay phát triển khu vực tư nhân đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường kinh doanh, đồng thời gặp khó khăn trong việc tiếp cận những nguồn lực cần thiết như sử dụng đất; vay vốn trung và dài hạn; công nghệ và đào tạo . Đòi hỏi những người điều hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có kỹ năng về quản trị doanh nghiệp.
    Quản trị và quản lý khác nhau ở tính chất công việc. Người quản trị là người đặt ra các mục tiêu, định hướng, chiến lược để hành động, còn người quản lý là người giám sát, thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp, sao cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đó. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ít quan tâm đến công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty, mà tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý, cho nên không đưa ra được cái nhìn tổng thể về chiến lược phát triển doanh nghiệp, hoặc có cái nhìn sai lầm do bị chính những công việc quản lý thường ngày chi phối – cả về thời gian và cách suy nghĩ.
    Ở các doanh nghiệp nhỏ, thường kết hợp công việc quản trị - quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. Khi đó, người quản trị cũng phải lo các công việc quản lý hàng ngày, tình trạng này dễ dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc thiếu tập trung trong công việc, nếu nhà quản trị không có ý thức rõ ràng về trách nhiệm và sự tách bạch trong tính chất công việc.
    Câu chuyện doanh nghiệp thiếu chiến lược là câu chuyện dài, không thể kể hết, có đến 85% Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) không có chiến lược hoạt động quá hai năm. Hầu hết họ chỉ xác định sản phẩm hoặc dịch vụ của mình là gì. Còn doanh nghiệp đang đứng ở đâu, sản phẩm của mình ở vị trí nào trên thị trường, doanh nghiệp cuả mình sẽ như thế nào trong tương lai gần và tương lai xa hơn nữa, thì doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều.
    Vì vậy, doanh nghiệp dễ dẫn đến tình trạng là doanh nghiệp suy giảm các nguồn lực nhưng phát hiện không kịp thời để có giải pháp tăng cường, giữ vững các nguồn lực đáp ứng cho như cầu phát triển cuả doanh nghiệp hoặc không nâng cao được năng lực cạnh tranh.
    Đối với doanh nghiệp gia đình (ở nước ta, doanh nghiệp gia đình chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số các doanh nghiệp), cũng đòi hỏi công tác quản trị phải tốt để thành công và trở thành những công ty lớn. Có những doanh nghiệp tư nhân thành công và trở thành công ty lớn là doanh nghiệp gia đình, ở Việt Nam có công ty Kinh Đô, công ty Wal-Mart ở Bắc Mỹ
    Nhưng sự thành công dài hạn của các công ty gia đình là rất thấp, do việc giải quyết vấn đề quản trị nảy sinh trong công ty. Quản trị công ty tốt là yếu tố quyết định thành công dài hạn của các công ty gia đình. Kinh nghiệm các công ty gia đình thành công ở trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy ở các công ty này có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền điều hành, thừa nhận vai trò của một hội đồng quản trị độc lập và xác định rõ ràng trách nhiệm của chủ sở hữu với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành.
    Như vậy, một công ty muốn quản trị thật sự hiệu quả, tốt nhất nên tách bạch hai vị trí quản trị và quản lý riêng biệt và hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí lớn cho cả hai vị trí này, chưa kể việc điều chỉnh cho hai vị trí phối hợp tốt với nhau cũng không hề đơn giản. Bởi vậy, sự tách biệt rõ ràng hai vị trí định hướng – quản lý chỉ có thể áp dụng ở những công ty lớn, khi công ty đã phát triển tới một quy mô cao, với nhiều bộ phận, nhiều hoạt động mà người lãnh đạo không thể nắm hết mọi hoạt động quản lý hàng ngày. Còn ở các doanh nghiệp cuả ta, có quy mô vốn nhỏ chiếm tỷ ltrọng rất lớn, thì việc kết hợp công việc quản trị - quản lý là phổ biến và phù hợp, nhưng phải hiểu và thực hiện tốt cả 2 việc, nhất là công tác quản trị doanh nghiệp thì mới đưa doanh nghiệop đến thành công và phát triển.
    Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh cuả sản phẩm, duy trì và mở rộng thị phần. Để thực hiện được các việc này thành công, thì người điều hành doanh nghiệp phải giỏi về quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ là xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, phải nhạy bén với tín hiệu cuả thị trường, phải kiểm soát được rủi ro, phải xác định được mô hình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp và điều hành mọi người thực hiện để đạt được mục tiêu chiến lược cuả doanh nghiệp.
    Bill Gate đã từng nói: Một người giỏi không phải là một người tự mình làm mà phải biết lèo lái cho mọi người cùng làm dưới sự hướng dẫn cuả mình.
    Để có được những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp giỏi thì việc hiển nhiên là phải đaò tạo và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải học, mà không phải chỉ học một lần mà phải dành thời gian để bổ sung, cập nhật kiến thức vì nền kinh tế cuả ta đang hội nhập và luôn đổi mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...