Luận Văn Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế của nước ta trong những năm qua đã có một bước phát triển vượt bậc và tương đối toàn diện. Trong quá trình phát triển đó, cùng với các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp tư nhân đã được pháp luật thừa nhận và phát triển mạnh, rộng khắp trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần đây khi Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực (1/1/2000) thì doanh nghiệp tư nhân càng phát triển mạnh mẽ hơn cả về quy mô và tốc độ. Ngành du lịch cũng là một ngành được các doanh nghiệp tư nhân quan tâm đầu tư phát triển với nhịp độ cao và chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch đã góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội vào hoạt động kinh doanh du lịch, tạo thêm việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách cho nhà nước.
    Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn. Do có những ưu thế về địa lý tự nhiên như bãi biển đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử . nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tư nhân quan tâm đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch và đã tạo ra một nguồn thu to lớn cho ngân sách tỉnh nhà, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
    Tuy nhiên, quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh Thanh Hóa đã và đang gặp phải không ít những khó khăn, hạn chế. Do chưa có những hình thức tổ chức hợp lý nên hoạt động kinh doanh du lịch tư nhân còn mang nặng tính tự phát và ở một số nơi các doanh nghiệp tư nhân còn hoạt động mang tính thời vụ, chụp giật. Việc đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân cho việc xây dựng các cảnh quan, các giá trị văn hóa, nơi vui chơi giải trí, cũng như tạo sự hấp dẫn độc đáo của các sản phẩm du lịch còn thiếu tính đồng bộ; chất lượng các dịch vụ còn hạn chế. Cơ chế chính sách đối với sự mở rộng và phát triển doanh nghiệp tư nhân còn nhiều mặt bất cập. Tình hình an ninh trật tự trong các hoạt động dịch vụ du lịch còn có nhiều biểu hiện chưa tốt. Tất cả những điều đó đang làm giảm vai trò, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển ngành du lịch Thanh Hóa. Nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác phục vụ nhu cầu của xã hội, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân ngành du lịch vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân tỉnh Thanh Hóa còn khiêm tốn.
    Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi có sự luận giải cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn đóng góp bổ sung nhận thức về sự vận động, phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở ngành du lịch cả nước nói chung. Xuất phát từ những vấn đề trên mà đề tài "Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh Thanh Hóa" được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Cho đến nay về doanh nghiệp tư nhân đã có rất nhiều công trình khoa học trên các bình diện khác nhau. Điển hình là một số công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả như sau:
    - "Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta". GS.TS Hồ Văn Vĩnh (Đề tài cấp bộ năm 2001). Tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của kinh tế tư nhân nêu ra những định hướng phát triển kinh tế tư nhân và đưa ra các giải pháp về pháp luật, về chính sách, về tổ chức để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển.
    - "Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập". PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, Nxb Thế giới, Hà Nội - 2005. Tác giả đưa ra những vấn đề chung về khu vực kinh tế tư nhân; Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập; trong đó tác giả có đưa ra một số danh mục hộp như: các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam, vốn thực tế của doanh nghiệp tư nhân như thế nào, số lượng doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam
    - "Các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc: Những đặc trưng" của SEUNG - WOOK BAEK (Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Viện thông tin khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 2003). Ở đây, tác giả đã nói lên sự tái xuất hiện các chủ doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, trong đó nói đến chính sách cải cách kinh tế và việc hình thành khu vực kinh tế tư nhân, tình trạng hiện nay của các doanh nghiệp tư nhân; Cung cấp các doanh nghiệp tư nhân thông qua hệ thống hiện tại, các hợp tác xã giả hiệu; Ba đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đó là: Quản lý gia trưởng, quản lý mang tính gia đình, đầu tư rất ít vào phát triển công nghệ.
    - "Doanh nghiệp tư nhân ở Thái Bình hiện nay". Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Bùi Việt Hưng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - 2006.
    Về doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch có ít người nghiên cứu hơn. Tác giả xin đưa ra một số công trình nghiên cứu khoa học của một số tác giả về vấn đề kinh tế du lịch và doanh nghiệp tư nhân trong du lịch như sau:
    - "Kinh tế du lịch Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phương hướng phát triển". Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997). Trong luận văn này tác giả đã đánh giá đúng những tiềm năng to lớn của ngành du lịch Thừa Thiên Huế và chỉ ra những phương hướng để khai thác có hiệu quả tiềm năng này.
    - "Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa - Thực trạng và giải pháp phát triển". Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Hồng Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005). Trong luận văn này tác giả đã đánh giá được những thành tựu và những mặt hạn chế của sự phát triển ngành du lịch Thanh Hóa và đề ra các giải pháp để phát triển.
    - "Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch ở Hà Nội". Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Lê Thị Hương, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006). Trong luận văn tác giả làm rõ cơ sở lý luận vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch ở Hà Nội nói riêng. Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong du lịch Hà Nội. Đề ra các giải pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân trong du lịch Hà Nội.
    Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về doanh nghiệp tư nhân ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa trên giác độ kinh tế chính trị. Do đó, "Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh Thanh Hóa" vẫn đang là khoảng trống trong khoa học cần được nghiên cứu để vận dụng vào thực tiễn.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa thời gian qua và từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ:
    - Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch.
    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở một số tỉnh, thành và rút ra bài học cho phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa.
    - Đánh giá rõ những thành công, hạn chế trong phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa thời gian qua cùng nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó.
    - Đề xuất các phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển nhanh, có hiệu quả các doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cùng các quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan đến lĩnh vực này.
    - Phạm vi nghiên cứu gồm những doanh nghiệp tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch ở tỉnh Thanh Hóa thời gian chủ yếu từ năm 2000 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa về phát triển các doanh nghiệp tư nhân nói chung và trong hoạt động du lịch nói riêng.
    - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống của kinh tế chính trị như: trừu tượng hóa khoa học phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, .
    6. Những đóng góp về khoa học luận văn
    - Làm rõ thêm đặc thù của doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa.
    - Chỉ ra những thành công và hạn chế trong phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa.
    - Đề ra giải pháp để hoàn thiện chính sách nâng cao vai trò doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
     
Đang tải...