Luận Văn Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hư­ớng XHCN là một chủ trư­ơng nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nư­ớc ta. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trư­ờng định h­ướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nư­ớc ta có những bư­ớc phát triển v­ượt bậc trong những năm gần đây nhất là các doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp.
    Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủ Đô được Thủ t­ướng phê duyệt, đó xác định ngành công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô. Những năm qua doanh nghiệp t­ư nhân trong ngành công nghiệp đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội, có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô, tạo ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong n­ước và xuất khẩu, huy động vốn trong dân để phát triển sản xuất, giải quyết nhiều công ăn việc làm, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước, tiếp cận với khoa học công nghệ mới, làm gia tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    Có đ­ược những chuyển biến đó là do Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Cùng với thực hiện các chính sách khuyến khích của Trung ương, Hà nội đã xây dựng và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư­ nhân nói riêng như­ hỗ trợ về tín dụng, tài chính; khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; xúc tiến đầu tư­, thư­ơng mại; giải quyết mặt bằng sản xuất; thủ tục pháp lý . Những chủ trư­ơng và chính sách đó đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của các doanh nghiệp tư­ nhân. Số l­ượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký tăng nhanh, tính đến hết năm 2005, trên địa bàn Hà Nội đã có trên 35.000 doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký trên 65.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm có khoảng 5000 doanh nghiệp thành lập, với số vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt khoảng 2 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp t­ư nhân có tăng tr­ưởng cao, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp, tính đến hết năm 2004 trên địa bàn Hà Nội có 1772 cơ sở sản xuất của doanh nghiệp tư­ nhân, tăng 4,5 lần so với năm 2000; giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 đạt 5584 tỷ đồng, tăng tr­ưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 46,4%. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tư­ nhân chiếm 79,5% GTSXCN kinh tế ngoài nhà nư­ớc và chiếm 15,8% công nghiệp trên địa bàn. Năm 2004, các doanh nghiệp công nghiệp t­ư nhân đã đầu t­ư 7000 tỷ đồng vào các ngành công nghiệp quy mô lớn, kỹ thuật cao nh­ư chế tạo ô tô, xe máy, máy tính, điện thoại di động, thang máy, đồ điện đa dụng ., thu hút 60% số lao động trên địa bàn.
    Bên cạnh những thành tựu đạt đư­ợc, các doanh nghiệp công nghiệp t­ư nhân đang phải đư­ơng đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức về năng lực quản lý, công nghệ, nguồn nhân lực, chất lư­ợng sản phẩm, thông tin thị trường .; thiếu vốn đầu tư­ vào các ngành sản xuất lớn, ch­ưa mạnh dạn liên kết với các thành phần kinh tế khác và cũng đã bộc lộ một số yếu kém như­: chỉ chạy theo lợi ích ngắn hạn, khai thác không hiệu quả nguồn lực xã hội, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thấp, gây ô nhiễm môi trư­ờng . Tình trạng trên đòi hỏi thành phố Hà Nội phải có định h­ướng và các giải pháp phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp tư­ nhân phát triển theo qui hoạch, kế hoạch của Thành phố, phát huy đ­ược tiềm năng, thế mạnh sẵn có, thúc đẩy loại hình công nghiệp này phát triển nhanh, bền vững, đóng góp ngày càng lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
    Xuất phát từ tình hình đó, tôi lựa chọn “Doanh nghiệp t­ư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ Kinh tế là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, kinh tế tư­ nhân là một đề tài đã được nhiều tác giả trong nư­ớc nghiên cứu, nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về kinh tế t­ư nhân đã đ­ược nghiờn cứu qua một số cụng trỡnh như:
    - TS. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên) (2002), Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - TS.Nghiêm Xuân Đạt, GS.TS Tô Xuân Dân (chủ biên), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
    - TS. Nguyễn Minh Phong (chủ biên) (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Huy Oánh (2001), Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế .
    Và đó được làm rõ dần, thể hiện trong Nghị quyết TW5 khoá IX của Đảng. Tuy đó cú những cụng trỡnh nghiờn cứu về kinh tế tư nhân nhưng chư­a có đề tài nào nghiên cứu kinh tế tư­ nhân, tập trung vào các doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp ở Hà Nội d­ưới góc độ khoa học kinh tế chính trị.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích nghiên cứu
     
Đang tải...