Luận Văn Doanh nghiệp Nhà nước sau CPH ở Bộ Giao thông vận tải - Thực trạng và giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Doanh nghiệp Nhà nước sau CPH ở Bộ Giao thông vận tải - Thực trạng và giải pháp phát triển1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế ở nước ta, trong đó cổ phần hóa (CPH) DNNN là một nội dung trọng tâm. Từ năm 1992 đến nay, nước ta đã CPH được gần 4.000 DNNN. Có thể thấy, quá trình CPH đã đem lại nhiều kết quả khả quan cho DNNN cũng như cho nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình CPH và hoạt động của DNNN sau CPH cũng đặt ra cho nền kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Một mặt, bản thân quá trình CPH với sự thay đổi liên tục chính sách của Nhà nước đã làm cho DNNN sau CPH không hoạt động trên nền tảng như nhau. Mặt khác, do môi trường CPH chưa thuận lợi, do nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa phát triển, nên điều kiện hoạt động của Công ty cổ phần (CTCP) còn khó khăn. Những vấn đề đó tác động dai dẳng đến hoạt động của DNNN sau CPH, làm cho nhiều kỳ vọng của các cơ quan nhà nước và người dân vào các DNNN sau CPH không trở thành hiện thực. Mặt khác, một số DNNN sau CPH bắt đầu gặp khó khăn từ nhiều phía như môi trường hoạt động thay đổi, DN không kịp thích ứng, cán bộ quản lý của DN vẫn hành động theo phương thức cũ, cổ đông thiếu khả năng tham gia quản lý DN, nhà nước chưa chuẩn bị đầy đủ để quản lý loại hình DN mới
    Ngoài ra, một số DNNN sau CPH vẫn duy trì phần vốn khống chế của nhà nước nên trên thực tế nhà nước vẫn có quyền kiểm soát các DN này như trước kia, trong khi đó mô hình hoạt động và địa vị pháp lý của DN đã thay đổi. Cách quản lý đó không chỉ gây bức xúc cho các cổ đông thiểu số trong CTCP do nhà nước khống chế, mà còn gây lúng túng cho bản thân giới quản lý DN và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý DN đó.
    Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là cơ quan nhà nước chủ quản của nhiều DNNN. Trong quá trình đổi mới, nhất là trong quá trình tái cơ cấu DNNN, Bộ GTVT đã tiến hành CPH nhiều DN trực thuộc. Sau CPH, không những nhiều DNNN đã CPH thuộc Bộ lúng túng trong hoạt động, mà bản thân nhiều bộ phận quản lý của Bộ được giao chức năng kiểm soát DNNN sau CPH cũng lúng túng.
    Để tạo điều kiện cho DNNN sau CPH hoạt động tốt hơn, tạo niềm tin và động lực đẩy nhanh quá trình CPH, để tìm kiếm các phương thức quản lý DNNN sau CPH hiệu quả, cần phải tiến hành nghiên cứu thấu đáo hiện trạng hoạt động và cơ chế quản lý của các DNNN sau CPH, trong đó có nhiều DN thuộc Bộ GTVT. Đó chính là lý do mà đề tài “Doanh nghiệp Nhà nước sau CPH ở Bộ Giao thông vận tải - Thực trạng và giải pháp phát triển “ được chọn nghiên cứu trong luận văn này.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    CPH DNNN và đổi mới cơ chế quản lý DNNN đã được nhiều tác giả và công trình quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Có thể phân loại các nghiên cứu về lĩnh vực này theo các nhóm sau:
    Nhóm thứ nhất nghiên cứu tổ chức sắp xếp lại DNNN, trong đó có CPH, dưới khía cạnh giải pháp tái cơ cấu các DNNN ở các quốc gia khác nhau, nhất là ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, coi đó như giải pháp chuyển các cơ sở sản xuất của Nhà nước cho tư nhân. Điển hình cho nhóm tác giả này là các nhà kinh tế ở Châu Âu, một số nhà kinh tế làm việc trong các tổ chức kinh tế quốc tế. Nội dung nghiên cứu của nhóm này là quá trình chuyển đổi của nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, trong đó có quá trình giải thể của các DNNN và tái cơ cấu lại chúng theo các giải pháp sốc, lấy CPH toàn dân (nước Nga), hay tư nhân hoá sở hữu nhà nước làm trọng tâm. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu là “Chuyển đổi các doanh nghiệp nhà
     
Đang tải...