Luận Văn Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội Thực trạng và giải pháp MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước nắm những ngành, những lĩnh vực then chốt; là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
    Nhưng hiện nay, trong thực tế khu vực doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của Kinh tế nhà nước vẫn hoạt động kém hiệu quả, chỉ khoảng 20% số doanh nghiệp nhà nước thực sự có lãi. Vì vậy làm thế nào để doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội nói riêng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội để “xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vị trí là trung tâm của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
    Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ "Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Ở Việt Nam đề tài về doanh nghiệp nhà nước nói chung đã được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình được công bố, các kết quả nghiên cứu có tác dụng nhất định đối với thực tiễn đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước như:
    - "Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam" của Viện sĩ Võ Đại Lược
    - "Điều hành doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường" của Phạm Thanh Hải.
    - "Vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần" của PTS Nguyễn Thị Thanh Hà.
    - “Cải cách doanh nghiệp nhà nước thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm thế giới” của Phan Văn Tiệm, Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Huy
    - “Cải cách doanh nghiệp nhà nước so sánh với Việt Nam” của Viện sĩ Võ Đại Lược .
    Ngoài ra, còn nhiều bài viết về doanh nghiệp nhà nước của nhiều tác giả đăng trên các tạp chí Trung ương và chuyên ngành. Các bài viết đã đề cập đến vấn đề bức xúc nhất trong thời gian gần đây của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước như: Đổi mới tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, những lực cản cơ bản của tiến trình cổ phần hoá, về lao động dôi dư, xử lý công nợ, xác định giá trị doanh nghiệp trong cải cách doanh nghiệp nhà nước .
    Nhưng những vấn đề thuộc về doanh nghiệp nhà nước địa phương ở các tỉnh thành thì chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản. Mà đây là lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và có khó khăn nhất định. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
    3. Mục đích nghiên cứu
    - Phân tích môi trường kinh tế tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội trong 10 năm qua (1992 - 2002).
    - Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất những phương hướng, giải pháp đặc biệt là vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội; đồng thời nêu lên một số kiến nghị đề xuất với Trung ương để thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thủ đô Hà Nội.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là thực trạng và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của:
    + Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc lĩnh vực công ích.
    + Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.
    Tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào một số lĩnh vực: công nghiệp dệt, cơ khí, ngành da - giầy và một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp công ích . và đề tài được nghiên cứu chủ yếu giai đoạn từ 1992 đến tháng 8 năm 2002.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Vận dụng các phương pháp chung của kinh tế chính trị: là các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh . kết hợp với các bảng biểu minh hoạ làm rõ mục đích yêu cầu của luận văn.

    6. Một số đóng góp của luận văn
    Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước; phân tích đặc điểm thực trạng và những vấn đề cần giải quyết của khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Thành phố Hà Nội, luận văn sẽ đóng góp:
    - Góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm đưa ra giải pháp đồng bộ để thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội, từ đó có thể vận dụng cho các địa phương khác.
    - Làm tài liệu để giảng dạy và học tập cho sinh viên phần kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa ở nhà trường.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
    Chương 1: Doanh nghiệp nhà nước và đặc điển của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
    Chương 2: Thực trạng và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
    Chương 3: Một số giải pháp để phát triển doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
     
Đang tải...