Tài liệu Doanh nghiệp gia đình trị chưa thể hết thời?

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á “đổ bộ” vào Hàn Quốc năm 1997, nhiều nhà bình luận tin rằng, những rắc rối mà nước này gặp phải một phần xuất phát từ quyền lực của các tập đoàn lớn nằm dưới sự kiểm soát của các gia đình (chaebol).

    Những chaebol lớn nhất của Hàn Quốc là Samsung, Hyundai, LG và Daewoo. Các ý kiến phê bình nhận định, những tập đoàn này chiếm lĩnh quá nhiều ngành công nghiệp, có mối quan hệ quá thân thiết với Chính phủ nên có đặc quyền tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp, còn sự sắp xếp quản lý trong các tập đoàn này thì không minh bạch. Bởi thế, những người phản đối cho rằng, cần thực hiện cải cách để các tập đoàn này được đưa về dưới sự quản lý theo kiểu của phương Tây.

    Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã gây ra nhiều tổn thất cho Hàn Quốc. Một số cải cách đã được nước này thực hiện, và các chaebol đã ít nhiều hứng chịu tác động, trong đó phải kể tới sự sụp đổ của tập đoàn Daewoo. Tuy nhiên, các chaebol có cách quản lý tốt hơn đã thích nghi được với môi trường mới - trong đó có những yêu tố mới bao gồm sự hiện diện nhiều hơn của các nhà đầu tư nước ngoài - và tới giờ vẫn đóng vai trò xương sống trong nền kinh tế Hàn Quốc Quyền sở hữu lĩnh vực công nghiệp của Hàn Quốc ngày nay không khác là mấy so với thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á. Tập đoàn Samsung Group vẫn nằm dưới sự kiểm soát của gia đình Lee, LG là của nhà Koo, Hyundai thuộc về gia tộc Chung, và SK của họ Chey. Vậy điều này có thể kéo dài bao lâu?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...