Luận Văn Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quá trình phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN ở nước ta,
    kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong đó hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
    là bộ phận chủ yếu. DNNN giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu trong ứng dụng
    khoa học - công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội
    DNNN nói chung và DNNN hoạt động vì mục tiêu công ích (gọi tắt là doanh nghiệp
    công ích) hoạt động theo các chính sách xã hội của nhà nước phục vụ cho lợi ích trực tiếp
    của toàn xã hội hay lợi ích công cộng như: cung ứng hàng hóa công cộng (HHCC) theo
    kế hoạch hay đơn đặt hàng của nhà nước như các hàng hóa về quốc phòng, an ninh, y tế
    công cộng và văn hóa . Mặc dù nhóm hàng hóa công cộng được coi là hàng hóa đặc biệt
    này chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế nhưng nhà nước phải có những nguyên
    tắc quản lý riêng do vai trò quan trọng và tính đặc thù của nó đối với nền kinh tế. Những
    năm qua của thời kỳ đổi mới, quá trình sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp công ích
    (DNCI) cho phù hợp với yêu cầu phát triển của KTTT nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế -
    xã hội, DNCI đã có những đóng góp đáng kể: kết cấu hạ tầng được cải thiện, góp phần
    đảm bảo những cân đối lớn trong nền kinh tế ổn định và phát triển, giảm thiểu mức đầu
    tư từ ngân sách nhà nước.
    Ngày nay cùng với quá trình phát triển chung của đất nước, việc tăng trưởng kinh
    tế với tốc độ cao và mức độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng của thành phố Hà Nội
    đang đặt ra rất nhiều nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng
    phải tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển, nâng cấp, cải tạo, đồng bộ và hiện đại hóa
    các công trình hạ tầng giao thông công chính. Cung cấp kịp thời với chất lượng ngày
    càng tốt hơn các dịch vụ, tiện ích công cộng cho mọi người.
    DNNN mà đặc biệt là DNCI, trong quá trình chuyển sang KTTT đang phát sinh
    nhiều bất cập như tình trạng đầu tư lớn nhưng kết quả kinh tế - xã hội không được như
    mong muốn. Nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách đặt ra gây lúng túng trong công tác tổ
    chức quản lý. Thậm chí DNCI còn bị đánh giá là khu vực kém hiệu quả nhất hiện nay.
    Một số công trình trọng điểm triển khai chưa đạt yêu cầu so với tiến độ đặt ra. Những
    công trình về dân sinh như cấp thoát nước, chiếu sáng, cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ
    thuật triển khai còn chậm. Nhiều khu vực của thành phố thiếu nước sạch sinh hoạt,
    rác tồn đọng ở các ngõ xóm, phế thải xây dựng còn chưa được thu dọn kịp thời, đường
    phố còn bụi, vệ sinh nơi công cộng chưa đảm bảo. Công tác xử lý và phối hợp xử lý các
    vi phạm chưa đạt yêu cầu, lãng phí điện, nước công cộng vẫn ở mức cao, dịch vụ vui
    chơi giải trí chưa phát triển tương xứng với vị thế của Thủ đô.
    Hà Nội là Thủ đô của cả nước, các DNCI chiếm một số lượng lớn, có vai trò, vị
    trí trọng yếu trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích (SP, DVCI) với giá ưu
    đãi (thấp hơn giá thành, ổn định trong thời gian dài) như: giao thông đô thị; cung cấp
    nước sạch; đảm bảo tiêu thoát nước mưa, nước thải; thu gom chế biến rác thải và chất
    thải công nghiệp, y tế; chiếu sáng công cộng; phát triển hệ thống các vườn hoa, cây xanh,
    công viên, giải phân cách Kết quả hoạt động của hệ thống DNCI đóng góp to lớn vào
    việc bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, người dân thực sự được hưởng
    lợi từ các SP, DVCI và tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt của Thủ đô.
    Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trước yêu cầu phát triển nhanh, vững
    chắc đặt ra đối với DNCI những nhiệm vụ cấp bách. Yêu cầu ấy đòi hỏi phải đổi mới
    cách nhìn nhận, đánh giá và có những giải pháp, chính sách cả vĩ mô, vi mô đối với các
    DNCI nói chung và DNCI của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Vì vậy vấn đề: "Doanh nghiệp
    công ích trên địa bàn Hà Nội" được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn nhằm có
    cách nhìn khách quan, khoa học đối với DNCI nói chung, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
    thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động DNCI trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về DNCI như:
    "Thực trạng và những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở doanh
    nghiệp nhà nước hoạt động công ích" của tác giả Nguyễn Trung Kiên. Đề tài đề cập đến
    những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước; phân tích thực trạng quản lý nhà nước
    DNCI trong 2 năm (1999 - 2000). Đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
    quản lý nhà nước DNCI. "Những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác quản lý các
    doanh nghiệp hoạt động công ích ngành Giao thông công chính Hà Nội" của tác giả
    Hoàng Kim Hồng. Đề tài phân tích thực trạng hoạt động của các DNCI ngành Giao thông
    công chính Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm, những thế mạnh cần phát huy và những tồn
    tại, hạn chế trong hoạt động thực tiễn cần được điều chỉnh hoặc đổi mới phương thức
    hoạt động; nhằm phát huy năng lực tiềm tàng của các doanh nghiệp và xã hội để các hoạt
    động trong lĩnh vực này có hiệu quả cao. "Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
    nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích -
    Cụm cảng Hàng không miền Bắc" của tác giả Nguyễn Hữu Vinh. Đề tài phân tích công
    tác kế hoạch, tổng kết thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh thời kỳ 1998 - 2002; phân
    tích đánh giá tình hình quản lý điều hành kế hoạch và đề ra một số giải pháp nâng cao
    hiệu quả hoạt động của DNCI - Cụm cảng Hàng không miền Bắc. "Đổi mới cơ chế quản
    lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích ngành Văn hóa thông tin" của tác giả
    Nguyễn Danh Ngà. Đề tài đề cập đến đổi mới cơ chế hoạt động của DNCI ngành văn hóa
    thông tin dưới giác độ nghiên cứu của môn học Kinh tế phát triển.
    Ngoài ra còn một số bài đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành về DNCI. Tuy
    nhiên các công trình trên chủ yếu nghiên cứu các DNCI dưới góc độ là một bộ phận của
    kinh tế nhà nước và chỉ ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Một số
    tác giả có đề cập đến một ngành, lĩnh vực công ích cụ thể. Do giới hạn lịch sử, cách tiếp
    cận KTTT đã có nhiều điểm còn hạn chế, các giải pháp không còn phù hợp với thực tiễn,
    đòi hỏi phải được xem xét, bổ sung trong điều kiện mới. Việc nghiên cứu DNCI trong
    nền KTTT định hướng XHCN qua khảo sát trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là một hướng đi
    mới, không trùng lắp với các đề tài, công trình đã được công bố.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích
    Nghiên cứu cơ sở lý luận về vị trí, vai trò, mô hình tổ chức và phương thức hoạt
    động của DNCI trong nền KTTT. Đặc biệt làm rõ đặc điểm của DNCI ở nước ta và của
    Thành phố Hà Nội trong phát triển KTTT định hướng XHCN thời kỳ đẩy mạnh sự
    nghiệp CNH, HĐH. Từ đó chỉ ra phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
    động của các DNCI Thành phố Hà Nội phù hợp với yêu cầu phát triển mới theo hướng
    ngày càng thích nghi với yêu cầu của các quy luật KTTT và đáp ứng yêu cầu ngày càng
    cao của xã hội.
    3.2. Nhiệm vụ
    Làm rõ nội dung của DNCI nói chung, DNCI trong phát triển KTTT định hướng
    XHCN.
    Phân tích thực trạng hoạt động của các DNCI thành phố Hà Nội trong thời gian
    qua, chỉ ra được thành tựu và vấn đề đặt ra trong thời kỳ mới đối với yêu cầu phát triển
    Thủ đô, ngang tầm là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, trái tim của cả nước, "Thành
    phố vì hòa bình" theo tôn vinh của tổ chức UNESCO.
    Đề xuất các phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
    của các DNCI; dự báo xu hướng và cơ chế hoạt động, sắp xếp lại DNCI nhằm phát huy
    hiệu quả của vốn đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ và kiến nghị những yêu cầu, những
    vấn đề trước mắt phải giải quyết.
    3.3. Giới hạn của luận văn
    Luận văn không đề cập đến tất cả các DNCI trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
    chung mà tiếp cận chủ yếu các DNCI trong khu vực nội thành của Thủ đô Hà Nội và các
    số liệu chủ yếu tập trung trong DNCI ngành Giao thông công chính.
    Trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN, thực hiện nhiệm vụ đẩy
    mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, các số liệu minh họa chủ yếu thời kỳ đổi mới và tập trung
    từ năm 2000 đến nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
    Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội. Đồng
    thời kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
    nước có liên quan đến nội dung này.
    Luận văn vận dụng những phương pháp chung của kinh tế chính trị Mác - Lênin,
    trong đó coi trọng phương pháp: kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh,
    tổng hợp. Sử dụng một số số liệu tại Niên giám thống kê nhà nước, Báo cáo tổng kết của
    các sở, ngành Thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp có liên quan.
    5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
    Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về DNCI, vị trí, vai trò và đặc điểm
    của DNCI trong phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
    Đề xuất được những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
    hoạt động của các DNCI thành phố Hà Nội trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH,
    HĐH.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    - ý nghĩa lý luận: thông qua việc nghiên cứu có tính chất hệ thống, khoa học quá
    trình hình thành và phát triển DNNN nói chung, DNCI nói riêng trong các nền kinh tế
    qua các thời kỳ từ đó thấy được vị trí, vai trò, đặc điểm của hệ thống DNCI ở nước ta.
    Đặc biệt khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về DNCI trong phát triển KTTT định
    hướng XHCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
    - ý nghĩa thực tiễn: trên cơ sở những vấn đề lý luận được gợi mở, phân tích làm
    căn cứ đánh giá khách quan, khoa học thực trạng hoạt động của các DNCI Thủ đô Hà
    Nội trong những năm qua và dự báo xu hướng phát triển hệ thống doanh nghiệp này. Chỉ
    ra những kết quả đạt được, đồng thời phân tích nguyên nhân của tình trạng trên. Đề xuất
    giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trước mắt và đảm bảo tính ổn định
    lâu dài các DNCI của thành phố Hà Nội.
    Làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác quản lý thực tiễn các DNCI
    của thành phố.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
    luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
    Mục lục
    Mở đầu 1
    Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành, phát triển các
    doanh nghiệp công ích
    7
    1.1. Quá trình hình thành các doanh nghiệp công ích trong các nền kinh
    tế
    7
    1.2. Quá trình hình thành doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp công
    ích ở Việt Nam
    25
    1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
    doanh nghiệp công ích
    40
    Chương 2: Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp công ích
    thành phố hà nội trong thời gian qua
    46
    2.1. Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp công ích thành
    phố Hà Nội
    46
    2.2. Kết quả đạt được của doanh nghiệp công ích những năm qua 55
    2.3. Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân 69
    Chương 3: phương hướng và những giải pháp cơ bản nâng cao
    hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công ích
    82
    3.1. Những quan điểm và phương hướng cơ bản 82
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...