Đồ Án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình với công tác giáo dục đạo đức, lối

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1 . Lý do chọn đề tài
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) thành công, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định : Muốn tiến hành CNH,HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Bởi vậy, Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài được nêu tại Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCNVN
    Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc tại Điều 2 Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam 2005
    Những con người có nhân cách như Luật giáo dục chỉ ra do nền giáo dục, do các nhà trường góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ có đủ tài đức “ vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách xứ mệnh xây dựng thành công CNXH.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Người khẳng định đây là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc. Bác đã dạy “ người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng ” giáo dục phải là bồi dưỡng được cái đức : cái vốn quý của con người, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo, việc tận dụng tri thức tiếp thu được trong học tập vào cuộc sống.
    Hồ Chí Minh cũng đưa ra được văn hóa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong xã hội của mỗi người : “ vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày để ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh, đó là văn hóa.
    Trong những năm qua , đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện : từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chuyển từ chính sách “đóng cửa” sang chính sách “mở cửa”, làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa- giáo dục. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo : Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nhấn mạnh : Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lại của bản thân và đất nước .
    Đoàn thanh niên Xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình không đứng ngoài thực trạng đó, Hơn ai hết là người làm công tác giáo dục, hoạt động, tổ chức của Đoàn Xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình, tôi nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề đặt lên vai của mình. Phải có biện pháp chỉ đạo thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên nói riêng, đặc biệt là những thanh niên có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Vì việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thanh niên là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như trên, em đề tài : “Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH Xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên” làm chuyên đề tốt nghiệp cho khóa đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam.
    2. Mục địch và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên của ĐTN xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm giúp ĐTN xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên trong điều kiện hiên nay.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
    Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình.
    Đề xuất các giải pháp đưa ra kiến nghị nhằm giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Đoàn viên thanh niên, thanh niên, cán bộ Đoàn.
    Cán bộ Đảng, Chính quyền, các ban ngành Đoàn thể.
    Quần chúng nhân dân.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Vì thời gian nghiên cứu có hạn, điều kiện thực tại về kinh tế nên đề tài này em chỉ tiến hành nghiên cứu ở Đoàn TN Xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình, nơi mà em đang sinh sống.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu sách, báo cáo nghị quyết.
    Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra phỏng vấn, tọa đàm, thâm nhập thực tiễn, quan sát.
    6. Kết cấu tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu làm 3 chương.
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN 1
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
    PHẦN MỞ ĐẦU 5
    2. Mục địch và nhiệm vụ nghiên cứu. 7
    2.1. Mục đích nghiên cứu. 7
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 7
    3.1. Đối tượng nghiên cứu. 7
    3.2. Khách thể nghiên cứu. 7
    4. Phạm vi nghiên cứu. 8
    5. Phương pháp nghiên cứu. 8
    PHẦN NỘI DUNG 9
    CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN. 9
    1.1 Một số vấn đề về thanh niên, Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH 9
    1.1.1 Khái niệm thanh niên. 9
    1.1.2 Khái niệm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 9
    1.2 Khái niệm về đạo đức, lối sống, văn hóa. 11
    1.2.1 Khái niệm đạo đức. 11
    1.2.2 Khái niệm về lối sống. 12
    1.2.3 Khái niệm văn hóa. 12
    1.3 Vai trò của Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho TN. 12
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, 14
    LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN TNCS. 14
    HỒ CHÍ MINH XÃ ĐÚ SÁNG – HUYỆN KIM BÔI – TỈNH HÒA BÌNH. 14
    2.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình. 14
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 14
    2.1.2. Điều kiện xã hội. 14
    2.1.3 Điều kiện phát triển kinh tế. 15
    2.1.4 Tình hình chính trị. 15
    2.1.5 Về văn hóa. 16
    2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho TN của Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình. 18
    2.2.1 Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên thông qua các hoạt động tuyên truyền giáo dục của Đoàn. 18
    2.2.2 Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên thông qua các phong trào hành động của Đoàn. 20
    “ Phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”. 22
    “Phong trào 4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”: 24
    2.2.3 Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên thông qua kiện toàn bộ máy tổ chức của Đoàn. 26
    2.3 Nguyên nhân của thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho TN của Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình. 27
    2.3.1 Đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình. 27
    2.3.1.1 Những thành tích đạt được. 27
    2.3.1.2 Những tồn tại yếu kém. 28
    2.3.2 Nguyên nhân của công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 30
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 33
    XÃ ĐÚ SÁNG – HUYỆN KIM BÔI – TỈNH HÒA BÌNH. 33
    3.1 Một số giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho TN của Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH xã Đú Sáng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình. 33
    3.1.1 Giải pháp về xây dựng nội dung giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 33
    3.1.2 Giải pháp về tổ chức các phong trào các cuộc tuyên truyền và xây dựng đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 35
    3.2 Một số kiến nghị 40
    3.2.1 Đối với Đảng và Nhà nước. 42
    3.2.2 Đối với cấp ủy Đảng chính quyền địa phương. 43
    3.2.3 Đối với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 44
    3.2.4 Đối với Huyện Đoàn. 45
    3.2.5 Đối với Đoàn cơ sở. 45
    3.2.6 Đối với gia đình – Nhà trường. 45
    PHẦN KẾT LUẬN 47
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...