Chuyên Đề Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường Vị Xuyên- TP Nam Định với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    I. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia, văn hóa và phát triển đã và đang là những vấn đề thu hút sự quan tâm của không chỉ những người lãnh đạo các quốc gia mà của cả từng gia đình, cá nhân. Thông điệp của UNESCO ( tổ chức văn hóa giáo dục Liên hợp quốc ) về vai trò to lớn của văn hóa trong sự phát triển bền vững của “thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa” vừa qua đã chứng minh rằng: “không chỉ có sự phát triển kinh tế - xã hội một cách lành mạnh, bền vững, nếu sự phát triển ấy không nhắm tới mục tiêu văn hóa, không dựa trên động lực văn hóa”. Vì vậy, việc Đảng và nhà nước ta kiên trì đường lối phát triển trên cơ sở coi Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đồng thời có tác động tích cực đến việc phát triển văn hóa ở các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương.
    Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng như nhau, đó là chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội ". Văn hóa Việt Nam là thành quả lao động sáng tạo và đấu tranh dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là kết quả giao lưu quốc tế, tiếp thu những tinh hoa của nhiều nền văn minh trên thế giới. Giữ vững bản sắc và không ngừng phát triển từ đời này qua đời khác, văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Ngày nay cùng với xu thế " quốc tế hoá " là hoà nhập vào cùng dòng chảy chung của nhân loại, chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH trong những năm qua, Đảng ta thấy rằng xây dựng CNXH không thể không coi trọng vấn đề văn hóa. Dự thảo báo cáo chính trị của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đặt vấn đề xây dựng văn hóa ngang tầm với các vấn đề quan trọng khác, xem phát triển văn hóa có ý nghĩa như phát triển và dịch chuyển cơ cấu, chính sách đối với các thành phần kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục quốc phòng, an ninh, đối ngoại . Mặt khác, cùng với việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường đã tạo ra tâm lý tiêu dùng, lối sống chạy theo vật chất tầm thường trong một bộ phận dân cư. Đặc biệt là chiến lược " diễn biến hoà bình bạo loạn lật đổ " của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang chĩa mũi nhọn vào nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường các giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ . đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà trà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Bên cạnh đó tệ nạn buôn lậu và tham nhũng phát triển, nạn mê tín dị đoan khá phổ biến, nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn nhất là trong việc cưới xin, tang lễ, lễ hội . Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã chỉ rõ : " Những tiêu cực đang xuất hiện có chiều hướng gia tăng trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần nhất là sự xuống cấp về tư tưởng, đạo đức và đời sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên và nhân dân . dẫn tới nguy cơ đối với vận mệnh của Đảng và sự phát triển của đất nước “.
    Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được, ngoài những điều kiện về kinh tế, chính trị, dân tộc đó phải có nền văn hoá và nền văn hoá ấy phải mang đậm những nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
    Ngay từ thời kỳ đầu hình thành và phát triển, văn hóa là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội loài người. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu văn hóa của con người càng phong phú, đa dạng.
    Trong mối quan hệ với đời sống xã hội, văn hóa có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, nó có quyết định trong việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất, năng lực thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu tình cảm cho quần chúng nhân dân.
    Trong thời đại ngày nay, văn hóa đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn của các quốc gia, các dân tộc. Tất cả đang tìm cho mình con đường phát triển đất nước và xã hội một cách toàn diện nhất, và văn hóa được coi là một nhân tố quan trọng, quyết định đến tính bền vững của con đường phát triển đó.
    Một vấn đề nóng bỏng hiện nay đang được coi là vấn đề sống còn của tất cả các dân tộc. Đây là vấn đề bức thiết, đang diễn ra không chỉ riêng đối với một dân tộc hay một quốc gia nào, mà nó đang diễn ra trên toàn thế giới, đó là : “ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ”.
    Trong thời kỳ đổi mới đất nước, văn hóa được Đảng và Nhà nước ta coi là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Nghị quyết Trung ương 05 khoá VIII của Đảng khẳng định : “ Tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nền tảng tinh thần dân tộc, chúng ta phải coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”.
    Hiện nay xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, cộng với sự bùng nổ thông tin truyền thống đang là nguy cơ đồng hóa các nền văn hóa, sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc chẳng những giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn rất cần thiết việc bảo vệ độc lập và tự do của mỗi dân tộc. Nghị quyết Trung ương 04 khoá VIII đã viết : “ Giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa dân tộc của các nước phát triển, văn hóa đi liền với sự mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam. Ngăn chặn đấu tranh chống sự xâm nhập của các văn hóa phẩm độc hại, bảo vệ nền văn hóa dân tộc”.
    Nước Việt Nam ta có một nền văn hóa dân tộc ra đời từ rất sớm cùng với sự hình thành và phát triển của đất nước, được truyền từ đời này sang đời khác một cách bình dị nhưng rất phong phú và đa dạng, thể hiện sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc. Đó là nền văn hóa của quần chúng lao động trong quá trình sản xuất và chiến đấu. Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo, là kết quả của quá trình tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới, trên cơ sở xây dựng và bồi đắp thêm cho nền văn hóa của dân tộc ngày càng phong phú và đa dạng để không ngừng hoàn thiện mình, chính vì vậy văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam luôn phản ánh rõ nét những đặc điểm mang tính dân tộc đậm đà, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
    Văn hóa là một mục tiêu nhân văn xây dựng và giáo dục con người, tư tưởng coi trọng ngang nhau cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong tiến trình xây dựng đất nước mới có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, sự phát triển của xã hội sẽ nảy sinh những vấn đề cấp bách mà chúng ta cần phải giải quyết, song quyết không thể duy nhất hóa, chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt mà không nghĩ đến toàn cục, đến những mối liên hệ phổ biến, đến sự phát triển lâu bền. Coi trọng ngang nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội không có nghĩa là mỗi bộ phận đó của xã hội tách rời nhau, càng không có nghĩa cái nào là cơ sở, cái nào là cơ bản. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng cơ sở hạ tầng có kiến thiết rồi thì văn hóa mới kiến thiết được ”. Văn hóa có một vị trí đặc biệt như vậy bởi vì văn hóa gắn liền toàn diện với đời sống của dân tộc. Trong triết lý phát triển xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì văn hóa gắn bó trực tiếp với quá trình Cách mạng của nhân dân và nó bắt nguồn, trưởng thành và phát triển từ chính cuộc sống của nhân dân, theo sự phát triển của xã hội. Cho đến nay văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên những giá trị truyền thống của đất nước và con người Việt Nam.
    Ngày nay trước những biến đổi của xã hội, nền văn hóa dân tộc đang bị coi nhẹ, lớp trẻ ngày nay có xu thế hưởng thụ nền văn hóa hiện đại, văn hóa phương Tây. Hơn thế nữa, do văn hóa dân gian chưa phát huy hết thế mạnh của mình, các chương trình văn hóa dân gian chưa mang lại cho quần chúng nhân dân những tiết mục hay, đặc sắc, vì thế chưa khơi dậy được sự say mê, yêu thích văn hóa dân tộc, các di sản văn hóa chưa được bảo tồn thật tốt, việc trùng tu ít nhiều làm sai lệch với khuôn mẫu ban đầu, tuy sặc sỡ nhưng chưa trang nghiêm. Ở nhiều địa phương, người dân thậm chí không biết về di sản văn hóa địa phương mình, không biết hát các làn điệu dân ca hay các phong tục tập quán của vùng mình, các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm thỏa đáng đến sự tồn tại và phát triển các di sản văn hóa, các nét truyền thống văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết cùng góp phần làm cho văn hóa dân tộc luôn trong sáng, luôn đáp ứng được nhu cầu của người dân.
    Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII cũng xác định nhiệm vụ của công tác giáo dục lý tưởng với mục tiêu “ Giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội “. Xây dựng bản lĩnh chính trị, ý thức tự tôn dân tộc, đạo đức Cách mạng, lối sống, nếp sống cho thanh thiếu niên, động viên tuổi trẻ tích cực tham gia xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tăng cường giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết cho thanh thiếu niên về các giá trị văn hóa truyền thống, về ý chí quật cường của nhân dân ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong suốt bốn nghìn năm lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc để những chủ nhân tương lai của đất nước tích cực góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
    Trong những năm vừa qua, công cuộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên phạm vi cả nước nói chung, ở phường Vị Xuyên –Thành phố Nam Định nói riêng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể Tuy nhiên, công cuộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở một số địa phương nhất là cấp phường, quận, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, bức xúc cần được giải quyết. Vị Xuyên là một phường trung tâm của TP Nam Định. Trên địa bàn có 32 cơ quan, trường học từ cấp mầm non đến Đại học. Trong phường có nhiều hộ buôn bán kinh doanh trên các phố sầm uất như Hàn Thuyên, Hùng Vương
    Chính vì lý do trên, là người cán bộ Đoàn trong tương lai, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương, dựa vào những giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, hành động của Đoàn viên thanh niên, tôi đã chọn đề tài “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường Vị Xuyên- TP Nam Định với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” làm chuyên đề tốt nghiệp cho khóa đào tạo của mình.

    Môc lôc

    LỜI CẢM ƠN 1
    PHẦN MỞ ĐẦU: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2
    I. Lý do chọn đề tài 2
    II. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề . 7
    III. Đối tượng nghiên cứu 7
    IV. Nhiệm vụ của chuyên đề 7
    V . Phạm vi nghiên cứu . 8
    VI. Khách thể nghiên cứu 8
    VII.Phương pháp nghiên cứu . 8
    PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 9
    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA . 9
    1. Khái niệm văn hóa 9
    2. Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc . 12
    3. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 12
    4. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc . 16
    II. VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 17
    1. Khái niệm về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 17
    2.Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 19
    III. MỘT SỐ TƯ TƯỞNG QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 23
    1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 23
    2. Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam 23:
    3. Quan điểm của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh . 27
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TẠI PHƯỜNG VỊ XUYÊN - THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH - TỈNH NAM ĐỊNH 29
    I- Đặc điểm của phường Vị Xuyên - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định 29
    1- Vị trí địa lý . 29
    2- Tình hình kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội 29
    II- Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại phường Vị Xuyên - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định . 30
    1- Giới thiệu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Vị Xuyên - Thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định . 30
    2- Bản sắc văn hóa dân tộc của phường Vị Xuyên - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định 30
    3- Đoàn thanh niên phường Vị Xuyên - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc . 32
    4. Đánh giá những mặt làm được và tồn tại trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở phường Vị Xuyên- Tp Nam Định- tỉnh Nam Định 39
    III. Nguyên nhân . 40
    1. Nguyên nhân những mặt tích cực 40
    2. Nguyên nhân những mặt hạn chế 41
    IV. Bài học kinh nghiệm 41
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HƠN VAI TRÒ CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC ĐỐI VỚI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHƯỜNG VỊ XUYÊN- TP NAM ĐỊNH-TỈNH NAM ĐỊNH 43
    I. Giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc . 43
    1. Đa dạng hóa các mô hình hoạt động . 43
    2. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho các hoạt động của Đoàn 44
    3. Công tác tổ chức cán bộ 44
    4. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng . 45
    II. Kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền 46
    1. Đối với Đảng ủy và chính quyền phường . 46
    2. Đối với Đoàn phường 47
    3. Đối vối phòng văn hóa thông tin phường . 48
    4. Đối với nhà trường 49
    5. Đối với gia đình của Đoàn viên thanh niên 49
    PHẦN BA: KẾT LUẬN 50
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 52


    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...