Chuyên Đề Đoàn TNCS hồ chí minh phường mai dịch quận cầu giấy với công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dâ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1/Lí do chọn đề tài.
    Thiếu nhi là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ đã từmg gửi gắm niềm tin: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu đươc hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. Khi các em được tổ chức thành đội ngũ trong tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh của mình thì Đội trở thành một lực lượng cách mạng theo tinh thần: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
    Đội TNTP Hồ Chí minh được tổ chức chặt chẽ từ TW đến địa phương, được coi là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi và các chương trình hành động cách mạng. Tổ chức Đội có mặt ở mọi nơi, ở đâu có tổ chức Đoàn thì ở đó Đội được phát huy vai trò chúc năng của mình. Đội được tổ chúc trong nhà trường và trên địa bàn dân cư.Đội là lực lượng dự bị, bổ xung chủ yếu cho Đoàn, là người bạn thân thiết của thiếu niên nhi đồng. Suốt 67 năm qua từ khi thành lập tới nay (15/5/1941- 15/5/2008) Đội TNTP Hồ Chí Minh và các Đội viên cùng cha anh tham gia các phong trào cách mạng , như làm giao liên, vào các đội du kích, tiếp tế lương thực thực phẩm, bảo vệ cán bộ và trực tiếp giết giặc lập công .Sự đóng góp của tập thể Đội và đội viên đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám và các cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc, bảo vệ toàn vẹn tổ quốc. Trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa, Đội thực sự là lực lượng giáo dục thiếu nhi vừa là lực lượng cách mạng quan trọng, đã có những đóng góp không nhỏ của mình vào sự ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.Đặc biệt vai trò của Đội tiếp tục được khẳng định trong quá trình đổi mới của đất nước, bằng những hoạt động thiết thực của mình trong các trường phổ thông ,trên địa bàn dân cư như: Phong trào “áo lụa tặng bà”, “đền ơn đáp nghĩa”, “Thiếu nhi nghèo vượt khó”, “tấm áo tặng bạn”, cuộc vận động “vòng tay bè bạn”.
    Trong giai đoạn hiện nay- thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những thành tựu và thách thức của thời kì đổi mới, thiếu nhi Việt Nam cần có những hành động cụ thể phù hợp với mình. Với vai trò là người phụ trách Đội,là người đại diện chăm lo quyền lợi hợp pháp cho tuổi trẻ Đoàn cần phải làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình: hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều bác hồ dạy và phấn đấu trở thành người Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, người công dân tốt của đất nước; tạo điều kiện cho các em được phát huy năng khiếu tài năng của mình thông qua tổ chức các hội thi thiếu nhi,các câu lạc bộ.
    Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một viêc rất quan trọng và rất cần thiết” Đảng, Nhà nước ta đã đang và tiếp tục có nhưng chính sách ưu tiên phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em. Với chức năng nhiệm vụ của mình Đoàn đã trực tiếp tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi bằng những nội dung hình thức phong phú đa dạng phù hợp với các em nhằm tạo cho các em ý thức được vai trò quan trọng của mình với sự tồn vong và phát triển của đất nước từ đó xác định động cơ học tập tu dưỡng ngay từ đầu. Với thiếu niên nhi đồng Bác đã căn dặn thực hiện 5 điều: “ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào- Học tập,tốt lao động tốt- Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt- Giữ gìn vệ sinh thật tốt- Khiêm tốn thật thà, dũng cảm”. Theo Người cách mạng là sự nghiệp lâu dài và là trách nhiệm của nhiều thế hệ, vì vậy, việc bàn giao thế hệ không chỉ là trao lại những gì đã có mà điều quan trọng và khó khăn hơn nhiều là chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ những điều cần thiết, định hướng cho tuổi trẻ những điều cần phải làm. Vì vậy vấn đề quan tâm giáo dục thế hệ trẻ nói chung và thiếu niên nhi đồng nói riêng là quy luật khách quan nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước không ngừng phát triển. Đó là trách nhiêm chung của mọi tổ chức,ban ngành đoàn thể và của toàn xã hội.
    Hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh lạ một hoạt động không thể thiếu trong nhà trường cũng như trên địa bàn dân cư. Ngoài việc hỗ trợ tốt cho việc học tập, nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh . Để thủ đô Hà Nội trong tương lai thực sự “ giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp về văn hoá, cao về trí tuệ” như nghi quyết đại hội Đảng thành phố lần thứ XIII đã xác định thì ngay từ hôm nay chúng ta phải quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo dục các em – những chủ nhân tương lai của đất nước, phải làm sao để sau này các em trở thành những con người năng động, tự giác, có ý thức tôn trọng danh dự của bản thân, tập thể, có kiến thức, có sức khoẻ, nhạy bén với thực tế và theo kịp tốc độ phát triển của thời đại, của khoa học công nghệ. Nếu ngay từ buổi thiếu niên nhi đồng chúng ta quan tâm tới việc rèn luyện cho các em thì sau này các em sẽ có được nhân cách con người mới XHCN – con người phát triển toàn diện. Nếu công tác Đội trong nhà trường kết hợp cùng hoạt động trên địa bàn dân cư được tổ chức tốt sẽ là môi trường tốt để giáo dục các em theo mục tiêu đó.
    Là một quận có hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi diễn ra sôi nổi của thành phố Hà Nội, quận Cầu Giấy trong những năm qua có nhiều thành tích đáng tự hào về hoat động Đoàn-Đội trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên những khó khăn gặp phải thì không phải là ít. Đặc biệt là trong địa bàn dân cư khi nội dung và hình thức sinh hoạt còn chậm được đổi mới.
    Với những lí do nêu trên cùng với mong muốn tìm hiểu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác thiếu niên nhi đông trên địa bàn quận Cầu Giấy tôi quyết định chọn chuyên đề: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Mai Dịch quận Cầu Giấy với công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư làm chuyên đề tốt nghiệp cho chương trình trung cấp lí luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn- Hội- Đội của mình tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
    Khi lựa chọn chuyên đề này, tôi được biết đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nghiên cứu về “công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư”. Nhưng các hoạt động ấy vẫn chưa thực sự đầy đủ và chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống. Là một học viên sắp tới là người cán bộ Đoàn, tôi muốn góp một phần nhỏ của mình với việc nghiên cứu công tác thanh thiếu niên. Qua đó tìm ra các nguyên nhân để giúp Đoàn thanh niên thực hiện tốt vai trò của mình với hoạt động Đội, với công tác Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư.
    2/ Mục đích của chuyên đề.
    Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế của công tác thiếu niên nhi đồng tại địa bàn từ đó đưa ra giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác thiếu nhi trên địa bàn dân cư mà cụ thể là phường Mai Dịch quận Cầu Giấy.
    3/ Nhiệm vụ của chuyên đề:
    1. Phân tích thực trạng hoạt động thiếu nhi trên địa bàn quận phường Mai Dịch Cầu Giấy qua các báo cáo hàng năm về hoạt động Thiếu nhi.
    2. Khảo sát tình hình thực tế về Thiếu nhi trên địa bàn phường Mai Dịch quận Cầu Giấy.
    3. Phân tích thực trạng, vai trò của Đoàn Thanh niên với hoạt động thiếu nhi trên địa bàn phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
    4. Phân tích các nguyên nhân, lý do dẫn tới sự yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm.
    5. Đưa ra những kiến nghị với Đảng, chính quyền, tổ chức Đoàn cấp trên.
    4/ Đối tượng nghiên cứu.
    Công tác Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
    5/Khách thể nghiên cứu.
    1. Cán bộ Đoàn trong phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
    2.Thiếu nhi trong toàn phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
    3. Các tài liệu có liên quan đến hoạt động thiếu nhi trên địa bàn phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
    6/Phạm vi nghiên cứu
    1. Không gian: phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
    2. Thời gian: Từ năm 2006 đến 2008.
    7/Phương pháp nghiên cứu:
    1. Đọc và nghiên cứu tài liệu.
    2. Lấy ý kiến chuyên gia.
    3. Phương pháp phỏng vấn.
    4. phương pháp xử lý số liệu.

    MỤC LỤC


    Trang
    Lời cảm ơn 2
    Mục lục . 4
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài 5
    2. Mục đích của chuyên đề 7
    3. Nhiệm vụ của chuyên đề 8
    4 . Đối tượng nghiên cứu 8
    5. Khách thể nghiên cứu . 8
    6. Phạm vi nghiên cứu 8
    7. phương pháp nghiên cứu 8
    PHẦN THỨ NHẤT:
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ VỚI CÔNG TÁC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ.
    Chương I. Cơ sở lí luận . 10
    Chương II. Cơ sở thực tiễn . 17
    PHẦN THỨ HAI:
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG CỦA PHƯỜNG MAI DỊCH.
    Chương I. Tình hình kinh tế – chính trị – xã hội phường Mai Dịch 20
    Chương II. Thực trạng công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn
    phường Mai Dịch 21
    Chương III. Các nguyên nhân của thực trạng . 31
    PHẦN THỨ BA:
    NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ
    Chương I. Đề xuất
    1. Với cấp uỷ Đảng . 33
    2. Với chính quyền 34
    3. Với các ban ngành đoàn thể 35
    4. Với các cấp bộ Đoàn . 36
    Chương II. Những giải pháp . 37
    PHẦN KẾT LUẬN . 39
    Danh mục tài liệu tham khảo 40



    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...