Luận Văn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường Gia Thụy với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn tiểu luận
    Từ khi Đảng ra đời cho đến nay qua bao nhiêu năm dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng cộng sản Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam đang ra sức thi đua lao động, học tập, sáng tạo, đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa quyết tâm thực hiện mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn tạo ra nhiều thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế, đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa mà để đạt được kết quả như vậy chúng ta không thể không nói đến thế hệ thanh niên ngày nay. Là lớp người nhanh nhạy trước những biến đổi của xã hội, nhạy bén với cơ chế mới do Đảng ta khởi sướng và lãnh đạo, có khả năng tiếp thu với những cái mới, những kiến thức khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại và tiên tiến để vận dụng những kiến thức đó vào quá trình sản xuất đời sống để cải tạo xã hội.
    Ta có thể khẳng định “sinh lực của một quốc gia, một dân tộc thể hiện ở thanh niên, bởi đây là lực lượng trụ cột của nước nhà, là mùa xuân của nhân loại”. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trong bài phát biểu tại Hội Sinh Viên toàn quốc lần 57 (1993) có đoạn: “đất nước ta đang bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do thanh niên hiện nay quyết định”. Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh được sống trong điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ hơn, tuy rất nhạy cảm với cái mới, có những vốn sống cơ bản đã được đào tạo và chưa từng trải nhiều, trước những tiêu cực và cám dỗ của nền kinh tế thị trường, trước những biến động về kinh tế quốc tế. Song song với những thành tựu to lớn về mọi mặt đất nước đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang từng ngày, từng giờ gặm nhấm làm mai một giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Trong đó phải kể đến đó là vấn đề tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng đã trở thành một vấn đề nổi cộm, nhức nhối trong xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của toàn xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế - chính trị - văn hoá và nòi giống nước nhà.
    Nghiện ma tuý không chỉ gây thiệt hại to lớn kinh tế mà còn gây mất trật tự xã hội, làm băng hoại các giá trị văn hoá đạo đức truyền thống dân tộc thanh niên là lớp người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện ma tuý nói riêng. Hàng chục vạn người có sức lao động thậm chí đang lao động tốt, có tài năng tương lai đang tươi sáng nhưng vướn vào nghiện ma tuý trở thành “kẻ ăn bám”lại còn “đốt đi” làm tiêu hao tài sản, phá hoại biết bao nhiêu tiền của gia đình.
    Tệ nạn ma tuý còn là nguồn gốc, là điều khiện làm nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS các tệ nạn xã hội khác như mại dâm, cờ bạc, lừa đảo, trộm cướp. Cả nước hiện có khoảng 140.000 con nghiện có hồ sơ kiểm soát, tăng 28.000 người so với năm trước (24%), trong đó đáng ngại là có đến trên 100.000 người nghiện ngoài xã hội và chỉ một tỉ lệ nhỏ được vào các trung tâm chữa bệnh, giáo dục . đối tượng nghiện ma tuý ngày một trẻ hơn. Theo báo cáo đầy đủ của một số tỉnh, thành phố những tháng đầu năm 2008 đã tổ chức cai nghiện cho 27.740 người đạt 55.5% so với kế hoạch. Riêng Tp Hồ Chí Minh, tính đến đầu tháng 7, đã có 14.657 người hoàn thành cai nghiện, trong đó: về xã, phường 12.259 người, thì 70,69% có việc làm, số tái nghiện là 7,08%, 629 người nhiễm HIV/AIDS và 681 trường hợp tử vong, riêng 6 tháng năm nay là 73 người tử vong.
    Trong thực tế nghiện ma tuý diễn biến phức tạp rất nhiều, số người nghiện ma tuý có chiều hướng gia tăng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong thanh thiếu niên. Đã có biết bao nhiêu vụ án, câu chuyện thương tâm liên quan tới ma tuý, biết bao nhiêu cảnh gia đình chia ly tan vỡ, con cái lang thang bụi đời, anh em mâu thuẫn, bất hoà thanh danh gia đình bị huỷ hoại, cũng chỉ vì nghiện hút ma tuý.Đứng trước tình hình xã hội thay đổi, ma tuý huỷ hoại con người, huỷ hoại những mái ấm đang yên bình hạnh phúc. Là một cán bộ đoàn đã được trang bị kiến thức. Tôi rất muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đẩy lùi ma tuý, nhất là tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên, học sinh, sinh viên, những lớp người làm chủ đất nước trong tương lai. Để đất nước ngày càng phát triển để cho các gia đình thực sự là mái ấm của mỗi thành viên và là tế bào sống của mỗi xã hội, để cho mỗi thanh thiếu niên kiên quýêt nói “không! với ma tuý” để họ thực sự là người có ích cho xã hội. Và đối với bản thân em thực hiện được mong muốn của mình là “chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi ma tuý”.Chính vì vậy tôi chọn tiểu luận "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường Gia Thụy với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên " làm tiểu luận tốt nghiệp cho chương trình: Trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Mặt khác khi nghiên cứu viết tiểu luận sẽ đưa ra được một số phương pháp, đề xuất những ý kiến, kiến nghị, giải pháp mang lại hiệu quả hy vọng giúp Đoàn thanh niên Phường Gia Thụy có những hoạt động tích cực hơn trong công tác phòng chống nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên. giúp công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương nhìn nhận tình hình, diễn biến thực trạng của loại tệ nạn ma tuý.
    Môc lôc
    Lời cảm ơn 4
    MỞ ĐẦU 5
    1. Lý do chọn tiểu luận. 5
    2. Mục đích nghiên cứu. 7
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 8
    4. Đối tượng nghiên cứu. 8
    5. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu. 8
    6. Phương pháp nghiên cứu. 8
    CHƯƠNG 1. 9
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRONG THANH NIÊN 9
    1. 1. THANH NIÊN MỘT TRONG NHỮNG NGUỒN LỰC QUAN TRỌNG CỦA SỪ NGHIỆP CNH – HĐH ĐẤT NUỚC 9
    1.1.1. Quan niệm về thanh niên. 9
    1.1.2. Một số khái niệm về ma túy. 11
    1.2. tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện, gia đình và xã hội. 16
    1.2.1. Tác hại của ma túy về kinh tế - xã hội. 16
    1.2.2. Tác hại của ma túy đối với gia đình. 18
    1.2.3. Tác hại của ma túy đối vói bản thân người nghiện. 18
    1.2.4. Mối quan hệ giữa ma túy và HIV/ AIDS. 19
    1.3. Quan ĐIỂM MỤC TIÊU CỦA ĐẢNG , NHÀ NƯỚC VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY. 19
    1.3.1. Một số quan điểm mục tiêu của Đảng, Nhà Nước về công tác phòng chống tệ nạn ma túy. 19
    1.3.2. Một số quan điểm mục tiêu của thành phố Hà Nội về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. 22
    1.3.3. Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong việc tham gia phòng chống tệ nạn nghiện ma tuý. 24
    CHƯƠNG 2. 26
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRONG THANH THIẾU NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG GIA THỤY 26
    2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẬN LONG BIÊN - TP HÀ NỘI. 26
    2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội 26
    2.1.2. Đặc điểm văn hoá. 31
    2.1.3. Đặc điểm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường Gia Thụy - Quận Long Biên - Thành Phố Hà Nội. 33
    2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRONG THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG GIA THỤY - QUẬN LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 34
    2.2.1. Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 34
    Tình hình nghiện hút ma tuý trên địa bàn Phường Gia Thụy - Quận LONG BIÊN - TP Hà Nội. 35
    Số lượng người nghiện. 35
    Thành phần người nghiện. 37
    Hình thức lạm dụng. 38
    Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý của các nghành, các cơ quan trên địa bàn Phường Gia Thụy - Quận LONG BIÊN - TP Hà Nội. 39
    2.2.2. Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên trên địa bàn phường Ngọc Thụy - thành phố Hà Nội. 41
    2.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA THỰC TRẠNG NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRONG THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG GIA THỤY - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 44
    2.3.1. Nguyên nhân khách quan. 44
    2.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 47
    CHƯƠNG 3. 48
    KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 48
    3.1. GIẢI PHÁP. 48
    3.2. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT. 49
    KẾT LUẬN 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...