Chuyên Đề Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường La - tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:
    Việt Nam đất nước thân yêu! Là một đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế, nhưng một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được ngoài những điều kiện kinh tế, chính trị thì dân tộc đó phải có một nền văn hoá và nền văn hoá ấy phải mang đậm nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
    Đất nước ta đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử của thời kỳ dựng nước và giữ nước nhưng dân tộc ta vẫn giữ được cốt cách trong sáng, và những truyền thống quý báu của dân tộc mình, nghị quyết V của Bộ chính trị (Khóa VI) ngày 28 tháng 11 năm 1978 đã tổng kết "Văn hoá Việt Nam là kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tài năng và đạo đức làm người của nhân dân ta là sức mạnh tinh thần của dân tộc ta trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước".
    Chính những cơ sở đó đã xây dựng và bồi đắp thêm cho nền văn hoá của dân tộc ta ngày càng thêm phong phú và đa dạng. Trong thời đại ngày nay văn hoá đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn của các quốc gia, các dân tộc đang tìm cho mình một con đường phát triển đất nước và xã hội được coi là một nhân tố quyết định đến tính bền vững của sự phát triển, đồng thời tạo nên sức mạnh cho từng thế hệ con người Việt nam trong chiến đấu, xây dựng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, với vai trò đặc biệt như vậy văn hoá chính là "chất nhựa sống" cho cây đời mãi xanh tươi, luôn phát triển để cùng hội nhập với các cường quốc năm châu trên thế giới. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã luôn xác định văn hoá là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ để xây dựng con người mới, xã hội mới, văn hoá là toàn bộ những sáng tạo phát minh về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở và các phương thức sử dụng đánh giá những cống hiến xuấ sắc mang tầm vóc thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO nhấn mạnh: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu hiện kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, g giáo dục và nghệ thuật là sự kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình.
    Sự khẳng định bẳn sắc văn hoá dân tộc chẳng những giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cần thiết cho bảo vệ độc lập và tự do của mỗi dân tộc.
    Nghị quyết TW 4 khóa VIII đã đưa ra quan niệm về văn hoá Việt Nam: "Văn hoá Việt Nam là thành quả lao động sáng tạo và đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của cộng đồng, các dân tộc trên đất nước Việt Nam, là kết quả giao lưu quốc tế, tíêp thu những tinh hoa của nền văn hoá trên thế giới, đồng thời luôn giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng hoàn thiện từ đời này qua đời khác, văn hoá Việt Nam tạo nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc".
    Văn hoá chính là những nét truyền thống của dân tộc, đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần căm thù giác, với lối sống giản dị nhân nghĩa, có ý chí vượt khó vươn lên không nản lại, không cam chịu đói nghèo lạc hậu, luôn tôn trọng đạo lý làm người. Bên canh đó vẫn còn có những tác động của hiện trạng xã hội ảnh hưởng đến nền văn hoá, nó đã dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên suy thoái về mặt tư tưởng, đạo đức, thích sống một cuộc sống hưởng thụ, coi thường các giá trị truyền thống nhân văn, sa vào các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Đồng chí Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư đã nói: "Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ thoái hoá. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời các giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác". Một nhà nghiên cứu về văn hoá cũng đã viết: "Muốn đưa đất nước từ nghèo trở thành giàu có chỉ cần vài chục năm nhưng để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì phải mất hàng nghìn năm", ngày nay khi cuộc sống biến đổi, phát triển nhanh chóng làm cho giá trị cũ bị lãng quên, giá trị mới đang nảy sinh trong xã hội. Điêu quan trọng là cần được nhận thức, đánh giá lại một cách nghiêm túc để khẳng định những giá trị đúng cho phù hợp trong giai đoạn mới để giáo dục, truyền đạt định hướng cho thtế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường và xã hội, bởi vì một xã hội muốn ổn định và phát triển rất cần phải có một nền văn hoá tiên tiến.
    Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề của cả dân tộc. Nhưng với thanh niên - những người chủ tương lai nó lại mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, từ những lý do trên là người cán bộ Đoàn, người cán bộ phong trào của tổ chức chính trị - xã hội với nhiệm vụ tuyên truyền và tập hợp thanh niên, em mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình cùng với các cấp bộ Đoàn, các đoàn thể quần chúng trong huyện Mường La - tỉnh Sơn La vào việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp có tính khả thi trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở địa phương. Vấn đề em nghiên cứu ở đây không phải là mới mẻ, mà nó đã được các cá nhân, các tổ chức đưa ra trong hội thảo, hội nghị khoa học, tuy nhiên đề tài đó chưa đi sâu vào phân tích, do vậy em chọn đề tài: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường La - tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc" làm tiểu luận tốt nghiệp của mình.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC VIẾT TẮTPHẦN MỞ ĐẦU 4
    PHẦN MỞ ĐẦU 5
    1. Lý do chọn đề tài: 5
    2. Mục đích nghiên cứu tiểu luận: 7
    3. Nhiệm vụ của tiểu luận: 7
    4. Đối tượng nghiên cứu: 8
    5. Phạm vi nghiên cứu: 8
    6. Phương pháp nghiên cứu: 8
    7. Dự kiến cấu trúc đề tài: 8
    NỘI DUNG 9
    Phần thứ nhất: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 9
    CỦA TIỂU LUẬN 9
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
    1. Khái niệm văn hoá: 9
    2. Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 13
    II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 16
    1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 16
    2. Vai trò của Đoàn thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 19
    Phần thứ hai: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH LÀ TỈNH SƠN LA TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA 22
    DÂN TỘC 22
    I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA HUYỆN MƯỜNG LA - TỈNH SƠN LA. 22
    1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: 22
    2. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá: 26
    II. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG LA - TỈNH SƠN LA TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. 28
    1. Bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Mường La - tỉnh Sơn La. 28
    2.Thực trạng của Đoàn thanh niên huyện Mường La - Tỉnh Sơn La với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 31
    3. Sự hiểu biết và nhu cầu của Đoàn thanh niên huyện Mường La - tỉnh Sơn La trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 34
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG -BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 37
    1. Đánh giá chung – Nguyên nhân khách quan – Nguyên nhân chủ quan 37
    2. Bài học kinh nghiệm 42
    Phần thứ ba:CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA 44
    I. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ 44
    1. Thứ nhất: giải pháp về xây dựng nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 44
    2. Thứ hai: giải pháp về mặt tổ chức, về cán bộ, tổ chức hoạt động theo cơ chế nào? 46
    3. Thứ ba: giải pháp về các hoạt động của Đoàn nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 48
    II. KIẾN NGHỊ VỚI CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN, ĐOÀN CẤP TRÊN, NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH: 49
    1. Đối với Đảng và Nhà nước. 49
    2. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: 50
    3. Đối với cán bộ Đoàn trung ương. 50
    4. Đối với huyện Đoàn. 51
    5. Đối với Đoàn cơ sở và chi Đoàn. 51
    6. Đối với gia đình. 51
    7. Đối với nhà trường. 52
    III.KẾT LUẬN 52
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55




    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...