Chuyên Đề Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn h

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT


    I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
    1. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng của mình. Văn hoá là đặc trưng, là nét riêng để khẳng định nền độc lập chủ quyền của một dân tộc. Bởi vì, nếu một nền văn hoá của một dân tộc mà bị đồng hoá bởi nền văn hoá của một quốc gia khác thì dân tộc đó sẽ không được coi là tồn tại. Đặc biệt, hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập, giao lưu với các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực trong đó có văn hoá, thì nguy cơ đồng hoá các nền văn hoá cũng có thể xảy ra. Và nếu không quan tâm, không có trách nhiệm, không có biện pháp gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá, thì dân tộc Việt Nam cũng không thể tồn tại lâu dài. Chính vì chức năng, vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của văn hoá mà Đảng, Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng toàn thể xã hội luôn phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
    Trong Nghị quyết trung ương 5, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu "Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - lòng khoan dung, trong nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”
    Như vậy, bản sắc văn hoá chính là nội dung, là vấn đề cốt lõi, bản chất của văn hoá dân tộc.
    Trước cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm về văn hoá như sau: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật . những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo đó là văn hoá".
    Vậy văn hoá chính là những hoạt động phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Với vị trí, vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội, là tổ chức trực tiếp đoàn kết, tập hợp đoàn thanh niên Việt Nam. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải luôn là tổ chức tiên phong để giáo dục, tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên của mình trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đây là một sự nghiệp vô cùng quan trọng, và có ý nghĩa to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
    2. Trong giai đoạn xây dựng và phát triển hiện nay của Việt Nam, chúng ta đã chủ động phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực, thực hiện đi tắt đón đầu, tiến hành hội nhập, mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia, dân tộc trên thế giới, tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, tích cực, chủ động hội nhập, giao lưu về văn hoá với các quốc gia dân tộc. Qua đó, chúng ta đã học hỏi, mở mang, tiếp cận được rất nhiều về nền văn hoá của các nước. Tuy nhiên, trong những nét đẹp của các nền văn hoá đó, vẫn còn tồn tại nhiều mặt trái không phù hợp, không tốt và có ảnh hưởng xấu đến nền văn hoá của nước ta. Những nền văn hoá khác đã mang những cảm giác mới lạ nhưng không an toàn, không tốt đẹp cho thế hệ trẻ Việt Nam. Mà chúng ta đều biết 1 trong những đặc trưng của thanh niên là ưa thích cái mới, dễ tiếp thu thích nghi với cái mới nhưng không có chọn lọc, do đó nguy cơ bị đồng hoá về văn hoá cũng không ngoại lệ. Các đoàn viên, thanh niên của Bình Gia đã giao lưu, học hỏi được rất nhiều nét đẹp của văn hoá Trung Quốc, và của các quốc gia phát triển khác. Song vẫn còn những nét văn hoá, những mặt trái của văn hoá các quốc gia làm tác động vào lối sống của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn . Chủ yếu đoàn viên, thanh niên đến tuổi lao động đều tham gia kinh doanh, buôn bán các mặt hàng, cách sống, ngôn ngữ tình cảm do đó đều bị ảnh hưởng không được tốt. Chính vì lo kiếm tiền, giao lưu, buôn bán mà nhiều đoàn viên, thanh niên không chú tâm vào học tập, tìm hiểu văn hoá, nên ý thức, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hoá của họ rất hạn chế. Nhiều con em của các dân tộc Bình Gia như Tày, Nùng . hiện nay còn không nhớ chữ viết, tiếng nói của dân tộc mình .
    Đó là những vấn đề bức xúc đáng quan tâm nhất mà đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bình Gia cần phải nghiên cứu, đưa ra những biện pháp để khắc phục.
    Vấn đề này không phải là lĩnh vực mới, và biết rằng trước đó đã có nhiều người nghiên cứu, hội thảo xung quanh chủ đề tôi đang lựa chọn, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các hội thảo đó chưa đi sâu nghiên cứu mang tính chất hệ thống. Đồng thời là một người con, là thế hệ trẻ của Bình Gia, vì lẽ đó, tôi đã lựa chọn chuyên đề "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc", để làm chuyên đề tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn, Đội tại Học viện TTN Việt Nam.

    MỤC LỤC


    Trang
    LỜI CẢM ƠN 1
    PHẦN THỨ NHẤT
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4
    I. Lý do chọn chuyên đề 4
    II. Mục đích của chuyên đề 6
    III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
    IV. Nhiệm vụ của đề tài 6
    V. Phạm vi nghiên cứu 7
    VI. Phương pháp nghiên cứu 7
    PHẦN THỨ HAI
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ 8
    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1. Khái niệm về văn hoá 8
    2. Khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc 10
    3. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 10
    II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. 12
    1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin 12
    2. Tổ chức văn hoá UNSCO với văn hoá dân tộc 13
    3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh 13
    III. VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. 17
    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN
    VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. 20
    I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- CHÍNH TRỊ- VĂN HÓA-XÃ HỘI. 20
    1. Vị trí địa lý. 20
    2. Kinh tế - chính trị- văn hoá - xã hội. 20
    II. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BÌNH GIA- TỈNH LẠNG SƠN TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC 22
    1. Giới thiệu cơ sở Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bình Gia- Tỉnh Lạng Sơn 22
    2. Bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn 22
    3. Thực trạng hoạt động của đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bình Gia- Tỉnh Lạng Sơn với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 26
    3. Điều tra nhu cầu của thanh niên với việc giữ gìnvà phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 28
    1. Đánh giá chung 28
    2. Những nguyên nhân của thực trạng 30
    3. Bài học kinh nghiệm 31
    CHƯƠNG III
    CÁC GIẢI PHÁP CÓ TÍNH KHẢ THI NHẰM NÂNG CAO HƠN
    VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC 32
    I. CƠ SỞ XUẤT PHÁT CỦA CÁC GIẢI PHÁP 32
    II. CÁC GIẢI PHÁP CÓ TÍNH KHẢ THI NHẰM NÂNG CAO HƠN VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC 32
    1. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên. 32
    2. Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất 33
    3. Đa dạng hóa đội ngũ cán bộ 33
    4. Đa dạng hóa các hoạt động 33
    PHẦN THỨ BA
    KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 34
    I. KIẾN NGHỊ 34
    1. Đối với Đảng và Nhà nước 34
    2. Đối với trung ương Đoàn 35
    3. Đối với tỉnh Đoàn 36
    4. Đối với Đoàn và Đoàn cơ sở 36
    II. KẾT LUẬN 38
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40



    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...