Luận Văn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn ho

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
    1. Về mặt lý luận:
    Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng lĩnh vực văn hoá. Người đã nói rằng "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau đó là: Chính trị - Kinh tế - Văn hoá - Xã hội .". Lời nói của Bác đã khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong sự nghiệp phát triển đất nước.
    Văn hoá là nền tảng của xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá nói chung, chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng đóng vai trò trong tư duy hành động của con người và của dân tộc bị áp bức, bị tha hoá đến các vương quốc của con người phát triển tự do và toàn diện. Hồ Chí Minh từng nói "Văn hoá soi đường cho quốc dân đi, phải đem văn hoá lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ, phải xúc tiến công tác văn hoá đào tạo con người cho cuộc kháng chiến kiến quốc". Trong thời đại Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.
    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng phát triển những giá trị cao đẹp của nền văn hoá đất nước, đã góp phần sức mạnh vào những thành quả đấu tranh giữ nước và dựng nước của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
    Văn hoá Việt Nam là thành quả do lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường trong quá trình dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là kết quả giáo dục và tiếp thu tinh hoa của nền văn hoá trên thế giới để không ngừng phát triển và hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam hun đúc trên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng danh lịch sử vẻ vang của dân tộc.
    Trong những thập kỷ gần đây quá trình CNH - HĐH và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa loài người tiến lên những nấc thang phát triển mới. Từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội hậu công nghiệp có nền kinh tế tri thức đóng vai trò chủ đạo. Cùng với sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ và nền văn minh tri thức, trình độ dân trí, điều kiện sống và mức sống của con người được nâng lên rõ rệt. Từ đó, Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đến Đại hội lần thứ IX của Đảng đều xác định văn hoá trong thời kỳ đổi mới: "Văn hoá là nền tảng tinh thần trong xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, văn hoá; xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc" là nhiệm vụ của Đảng và toàn dân.
    Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước sau vẫn là một vấn đề sống còn, là trách nhiệm nặng nề nó có tầm ảnh hưởng rất quan trọng với sự phát triển của đất nước. Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, quần chúng nhân dân. Trong đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt.
    2. Cơ sở thực tiễn
    Ngày nay, đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Nền kinh tế của Việt Nam với đặc trưng của lịch sử văn hoá là luôn luôn giao lưu, đối thoại với các nền văn hoá mà chủ thể của nó thường là những kẻ đối đầu, có những nền văn hoá hùng mạnh hơn. Vì vậy chủ thể văn hoá Việt Nam phải bao gồm những giá trị đặc biệt về ứng xử thông minh và khôn khéo, để có thể tiếp thu và chọn lọc những giá trị văn hoá của các nước có nền văn hoá phát triển, đồng thời có thể tránh được những âm mưu mà kẻ thù muốn đánh vào nền văn hoá đang phát triển của nước ta. Nhưng nền kinh tế mở cũng kéo theo những luồng văn hoá khác nhau du nhập vào nước ta, lịch sử nước ta đã chứng minh được cách mạng sống lưu truyền đó. Kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc vì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó còn có những hủ tục lạc hậu như: ma chay, tảo hôn, đám cưới, mê tín dị đoan, làm lễ bãi cầu mưa, cầu mùa màng bội thu . còn tồn tại một đất nước gồm 54 dân tộc anh em như nước ta. Làm cho nền văn hoá dân tộc "dậm chân tại chỗ" hay kém phát triển so với sự phát triển hiện đại của nền văn hoá các nước khác trên thế giới.
    Với điều kiện hiện nay, để hội nhập, hoà chung vào vòng chảy của xã hội cũng như ta phải đáp ứng đòi hỏi có một trình độ văn hoá tương ứng để tiếp biến các thành tựu của nhân loại, đồng thời chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng "toàn cầu hóa" mặt trái của quá trình "hiện đại hóa" đang diễn ra hiện nay.
    Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không phải là của riêng ai mà là của chung tất cả mọi người . Nước ta nói chung, huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng nói riêng với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong TN là một vấn đề cấp bách và quan trọng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành con người mới XHCN, sẵn sàng và phát huy tối đa vai trò của con người chủ vận mệnh đất nước.
    Sự xuống cấp về tư tưởng đạo đức và lối sống trong TN hiện nay ngày càng nhanh. Thanh thiếu niên quan tâm tới lợi ích của mình hơn tập thể, chạy theo lối sống thực dụng, theo văn hoá ngoại không có sự chọn lọc, không quan tâm đến giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một số người không thích vào Đoàn, không tham gia vào các tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên.
    Nền kinh tế nông nghiệp truyền thống - Thiết lập nên lối sống và chuẩn mực có sự phát triển ưu lợi về đạo đức được thay thế bằng nền kinh tế hàng hoá thị trường cơ chế mới. Lối sống hiện nay cần được coi đúng mức phù hợp hơn từ góc độ lợi ích kinh tế: mức lương, mức thu nhập tiêu dùng, y tế, các phúc lợi xã hội, sức khoẻ. Song cho đến nay, chúng ta chưa biết chính xác những chuẩn mực giá trị đúc kết xã hội Việt Nam chuyển mình như thế nào. Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đặt ra những yêu cầu mới đối với chuẩn mực giá trị của con người. Đồng thời nó là quá trình đô thị hoá làm biến đổi tính chất căn bản của xã hội.
    Chưa bao giờ những vấn đề văn hoá lại được quan tâm như hiện nay cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đó, được quyết định bởi vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của một quốc gia. Trên cơ sở xác định đúng đắn vai trò quan trọng của văn hoá. Nghị quyết TW5 khoá VIII của Đảng đã khẳng định "tiếp tục xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nền tảng tinh thần, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội".
    Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế, là cơ hội để chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người. Đồng thời cũng đặt ra những thử thách mới trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là xã hội hoá ngày càng sâu sắc hơn, đồng thời với cơ chế thị trường, xuất hiện và du nhập những tư tưởng phản động có tác dụng không ít đến thanh niên làm cho họ trở thành con người không có lý tưởng, niềm tin với xã hội, ích kỷ, cực đoan, khinh lao động và gạt bỏ những đức tính truyền thống tốt đẹp.
    Nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho đến nay không phải là một lĩnh vực mới; trước đây cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều hội thảo quan tâm đến vấn đề này nhưng cũng chỉ ở mức độ nghiên cứu chung chung; chưa đi sâu đi sát một cách tỉ mỉ, cụ thể tới từng địa bàn dân cư như địa bàn huyện Bảo Lâm - Tỉnh Cao Bằng.
    Chính vì vậy, là người cán bộ Đoàn trong tương lai, là người con của quê hương đất nước, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc" mong góp phần nhỏ bé của mình cùng các cấp bộ Đoàn, các đoàn thể, quần chúng nhân dân huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng hành động của đoàn viên thanh niên trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...