Luận Văn Đoàn thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
    1. Về mặt lý luận.
    Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng lĩnh vực Văn Hoá. Người đã nói rằng “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau đó là: Chính trị - Kinh tế - Văn hoá - Xã hội .”. Lời nói của bác đã khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
    Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng phát triển những giá trị cao đẹp của nền văn hoá đất nước đã góp phần sức mạnh vào những thành quả đấu tranh giữ nước và dựng nước của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Từ xa xưa ông cha ta đã khơi nguồn sức mạnh từ nền văn hoá truyền thống của dân tộc, biết chắt lọc nền văn hoá tiên tiến của nhân loại, tạo nên giá trị cao đẹp của nền văn hoá nước nhà mang đậm bản sắc dân tộc, thấm đượm tinh thần nhân đạo cao cả. Tạo dựng được những giá trị truyền thống riêng của nền văn hoá Việt Nam.
    Trong những thập kỷ gần đây, quá trình công nghiệp hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa loài người tiến lên những nấc thang phát triển mới. Từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội hậu công nghiệp có nền kinh tế tri thức đóng vai trò chủ đạo. Cùng với sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ và nền văn minh trí thức, trình độ dân trí, điều kiện sống và mức sống của con người được nâng lên rõ rệt. Từ đó nghị quyết đại hội Đảng VIII, IX, đến đại hội lần thứ X của Đảng đều xác định văn hoá trong thời kì đổi mới: “Văn hoá là nền tảng tinh thần trong xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, văn hoá”. “Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản săc dân tộc” là nhiệm vụ của toàn đảng toàn dân.
    Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước sau vẫn là một vấn đề sống còn là trách nhiệm nặng nề, nó có tầm ảnh hưởng rất quan trọng với sự phát triển của đất nước. Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò là nòng cốt.
    2.Cơ sở thực tiễn.
    Ngày nay, đất nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Nền kinh tế của việt nam với đặc trưng của lịch sử văn hoá là luôn luôn giao lưu, đối thoại với các nền văn hoá mà chủ thể của nó thường là những kẻ đối đầu, có những những nền văn hoá hùng mạnh hơn vì vậy chủ thể văn hoá việt nam phải bao gồm những giá trị đặc biệt về ửng xử thông minh và khôn ngoan, để có thể tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hoá của những nước có nền văn hoá phát triển, đồng thời có thể tránh được những âm mưu mà kẻ thù muốn đánh vào nền văn hoá đang phát triển của nước ta. Nhưng nền kinh tế mở cũng kéo theo những luồng văn hoá khác nhau du nhập vào nước ta. Lịch sử đất nước ta đã chứng minh được mạch sống lưu truyền đó. Kế thừa truyền thống văn hoá dân tộc vì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó còn có những thủ tục lạc hậu mê tín dị đoan còn tồn tại của một đất nước gồm 54 dân tộc anh em như nước ta. Làm cho nền văn hoá dân tộc “dậm chân tại chỗ” hay kém phát triển so với sự phát triển hiện đại của nền văn hoá các nước khác trên thế giới.
    Với điều kiện thế giới hiện nay, để hội nhập, hoà chung vào dòng chảy của xã hội cũng như ta phải đáp ứng đòi hỏi là phải có một trình độ văn hoá tương ứng để tiếp biến các thành tựu của nhân loại, đồng thời chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng “toàn cầu hoá ” mặt trái của quá trình “ hiện đại hoá ” đang diễn ra hiện nay.
    Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không phải là của riêng ai mà là của chung tất cả mọi người . Nước ta nói chung và ở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh nói riêng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thanh niên là một vấn đề cấp bách, quan trọng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng và phát huy tối đa vai trò của người chủ vận mệnh đất nước.
    Sự xuống cấp về tư tưởng đạo đức và lối sống trong thanh niên hiện nay ngày càng nhanh. Thanh thiếu niên quan tâm đến lợi ích của mình hơn tập thể, chạy theo lối sống thực dụng, theo văn hoá ngoại không có sự chọn lọc mà không quan tâm đến giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một số người không thích vào Đoàn, không tham gia vào các tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên.
    Chưa bao giời những vấn đề về văn hoá lại được quan tâm như hiện nay cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đó được quyết định bởi vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của một quốc gia. Trước tình hình đó đòi hỏi nó hướng tiếp cận phù hợp để tìm hiểu bản chất của văn hoá. Đồng thời tìm hướng xây dựng văn hoá đặc trưng của khu vực.
    Chính vì những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Đoàn thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” làm chuyên đề tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội tại Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 3
    MỞ ĐẦU 4
    I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ. 4
    1. Về mặt lý luận. 4
    2.Cơ sở thực tiễn. 5
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 7
    III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 7
    IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. 7
    V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 7
    VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 7
    VII. BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ. 8
    PHẦN THỨ NHẤT 9
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 9
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
    I. HỆ THỐNG CÁC KHÁI NIỆM . 9
    1. Kh¸i niÖm vÒ ®oµn TNCS Hå ChÝ Minh. 9
    2. Khái niệm văn hoá, bản sắc văn hóa dân tộc. 9
    II. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN. 18
    1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 18
    2. Quan điểm của Đảng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 21
    3. Quan điểm của Đoàn thanh niên về giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. 29
    CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 32
    PHẦN THỨ HAI 32
    THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC 32
    VĂN HOÁ DÂN TỘC. 32
    CHƯƠNG I: Các điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tại huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh. 32
    I. Về địa lý: 32
    II. Về kinh tế. 32
    III. Về chính trị, văn hoá, xã hội. 32
    CHƯƠNG II: Thực trạng văn hoá tại huyện Đầm Hà - Tỉnh Quảng Ninh. 33
    I. Thực trạng công tác Đoàn thanh niên và phong trào Đoàn tại huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh. 33
    CHƯƠNG III: Nguyên nhân. 34
    I. Nguyên nhân khách quan. 34
    II. Nguyên nhân chủ quan. 35
    PHẦN THỨ BA 38
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
    I. GIẢI PHÁP. 38
    1. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Đoàn viên thanh niên. 38
    2. Xây dựng và phát triển có cơ sở vật chất. 38
    3. Đa dạng hoá đội ngũ cán bộ. 38
    4. Đa dạng hoá các hoạt động. 39
    II. KIẾN NGHỊ 40
    1. Đối với Đảng. 40
    2. Đối với nhà nước. 40
    3. Đối với Trung Ương Đoàn. 41
    4. Đối với Tỉnh Đoàn và Huyện Đoàn. 41
    5. Đối với các ban ngành đoàn thể khác. 41
    6. Đối với gia đình. 41
    KẾT LUẬN 42
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...