Chuyên Đề Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với sự nghiệp giữ gìn và phát hu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn chuyên đề

    1.1 Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã xây dựng nên truyền thống văn hoá lâu đời mà hạt nhân là tinh thần độc lập, tự chủ, đấu tranh bất khuất để làm chủ đất nước, đó là chủ nghiã yêu nước Việt Nam
    - Văn hoá Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trải qua bốn nghìn năm lịch sử đã khẳng định văn hoá Việt Nam là tổng thể các giá trị vật chất, tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo. Là kết quả tiếp thu tinh hoa văn hoá của nền văn minh nhân loại, trên cơ sở xây dựng và bồi đắp thêm cho nền văn hoá dân tộc ngày càng thêm phong phú và đa dạng để không ngừng hoàn thiện mình, nền văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt Nam làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc
    - Chúng ta đã từng có nền văn hoá Văn Lang - Âu Lạc trong thời đại tiền phong kiến rồi đến nền văn hoá Đại Việt trong thời đại phong kiến và nền văn hoá Việt Nam hiện nay. Truyền thống văn hoá đã không ngừng phát triển với lịch sử như một dòng chảy liên tục từ xưa đến nay và mai sau. Vì thế nếu không nhìn lại truyền thống văn hoá của dân tộc thì không thể có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về nội dung cuả nền văn hoá Việt Nam mà chúng ta đang tiếp tục xây dựng
    - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá là một căn bản của xã hội. Người chỉ rõ: trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến, cùng phải quan trọng như nhau, đó là: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Trong tiến trinh xây dựng văn hoá, phải giải quyết những vấn đề cấp bách, toàn cục, đến các mối quan hệ phổ biến, đến sự phát triển lâu bền
    - Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng nhưng cơ sở hạ tầng có kiến thiết rồi văn hoá mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được". Văn hoá có một vị trí đặc biệt quan trọng như vậy bởi vì văn hoá gắn liền với toàn diện tới đời sống dân tộc.
    - Trên cơ sở kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Đảng ta đã xác định đúng đắn vai trò quan trọng của văn hoá đối với đời sống mỗi con người Việt Nam. Vì vậy, nghị quyết hội nghị lần thứ V của BCH TƯ Đảng khoá VIII đã đề ra nhiệm vụ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đại Hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII cũng xác định nhiệm vụ của công tác Giáo Dục chính trị tư tưởng với mục tiêu "Giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH" phấn đấu vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" xây dựng bản lĩnh chính trị, ý thức tự tôn dân tộc, đạo đức cách mạng, lối sống, nếp sống cho thanh thiếu nhi, động viên tuổi trẻ tích cực tham gia xây dựng nền văn hóa Việt Nam "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Góp phần hình thành thế hệ thanh niên sống có văn hoá, yêu lao động, giàu lòng nhân ái, tích cực tham gia thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
    1.2 Việt Nam bước vào thời kì đổi mới theo định hướng XHCN và phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy, đời sống xã hội phải có nền văn hoá tương xứng. Đối với thanh niên ngày nay, chúng ta không thể chỉ là khách thể hưởng thụ những giá trị văn hoá mà phải biết làm làm chủ, kế thừa góp phần sáng tạo các giá trị văn hoá mới dựa trên các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam mà ông cha ta đã dày công vun đắp. Cùng với xu thế quốc tế hoá, việc mở rông giao lưu trên mọi lĩnh vực đã đem lại những bước tiến lớn về mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội nhưng bên cạnh các thành quả đó thì một vấn đề được đặt ra đó là mặt trái của nền kinh tế thị thường, nó đã dẫn đến một số cán bộ, đảng viên và cả thanh thiếu niên suy thoái về tư tưởng đạo đức, coi thường các giá trị truyền thống và sa vào các tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng đến tâm lí nhân dân, đến sự phát triển của đất nước.
    - Chưa bao giờ những vấn đề về văn hoá lại được quan tâm như hiện nay cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Điều đó được quyết định bởi vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trước tình hình đó đòi hỏi có hướng tiếp cận phù hợp để tìm hiểu bản chất của văn hoá. Đồng thời tìm hướng xây dựng văn hoá đặc trưng của khu vực.
    1.3 Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị, hội thảo xung quanh vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy vậy, vẫn chưa có một công trình nào đưa ra được giải pháp cụ thể, có tính khả thi giúp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình nâng cao hơn nữa việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
    Sẽ là một cán bộ Đoàn trong tương lai, một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Bình, tôi đã chọn đề tài: "Đoàn thanh niên với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc". Với mong muốn được đóng góp công sức và những kiến thức đã được lĩnh hội trong môi trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam để cùng các cấp bộ Đoàn, đoàn thể quần chúng trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, hành động của Đoàn viên thanh niên trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN 2
    MỤC LỤC 3
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. 7
    PHẦN MỞ ĐẦU 8
    1.Lý do chọn chuyên đề. 8
    2. Mục đích nghiên cứu. 10
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 11
    4. Nhiệm vụ của đề tài 11
    5. Phạm vi nghiên cứu. 11
    6. Phương pháp nghiên cứu. 11
    7. Bố cục của chuyên đề. 12
    PHẦN NỘI DUNG 12
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ. 12
    1.1 Một số khái niệm liên quan đến chuyên đề. 12
    1.1.1 Khái niệm về thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 12
    1.1.2 Khái niệm về văn hoá, văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc. 16
    1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng CSVN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 21
    1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 21
    1.3 Các quan điểm của Đảng CSVN về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: 23
    1.3.1 Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. 25
    1.3.2 Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 25
    1.3.3 Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. 26
    1.3.4 Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng. 26
    1.3.5 Văn hoá là một mặt trận. 26
    1.4 Quan điểm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 27
    1.5 Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 28
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC. 29
    2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 29
    2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 29
    2.1.2 Tình hình chính trị 30
    2.1.3 Tình hình kinh tế. 31
    2.1.4 Tình hình văn hoá. 31
    2.2 Thực trạng các hoạt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: 33
    2.2.1 Cơ sở Đoàn và tình hình thanh niên ở huyên huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 33
    2.2.2 Thực trạng các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 36
    2.3 Điều tra nhu cầu hiểu biết của Đoàn thanh niên huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 43
    2.4 Đánh giá chung - Bài học kinh nghiệm: 45
    2.4.1 Đánh giá chung: 45
    2.4.2 Bài học kinh nhiệm: 48
    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA CÔNG TÁC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 49
    3.1 Cơ sở xuất phát giải pháp, kiến nghị. 49
    3.2 Các giải pháp cụ thể: 49
    3.2.1 Nâng cao kiến thức cho cán bộ Đoàn. 49
    3.2.2 Tăng cường cơ sở vật chất cho Đoàn cơ sở. 49
    3.2.3 Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và những ngày truyền thống để ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc. 50
    3.2.4 Thường xuyên tổ chức các cuộc thi hiểu biếtcủa thanh niên về văn hoá dân tộc. 50
    3.2.5 Chỉ đạo xây dựng mô hình điển hình về văn hoá thể thao. 50
    3.2.6 Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực văn hoá để động viên kịp thời ĐVTN và nhân dân toàn huyện. 51
    3.2.7 Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên. 51
    3.3 Một số kiến nghị: 52
    3.3.1 Đối với Nhà nước. 52
    3.3.2 Đối với cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương. 53
    3.3.3 Đối với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 54
    3.3.4 Đối với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. 55
    3.3.5 Đối với Đoàn cơ sở. 55
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60


    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...