Chuyên Đề Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn với sự nghiệp giữ gìn và phát huy

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phần mở đầu
    I. Lý do chọn chuyên đề:
    Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được, ngoài những điều kiện về kinh tế, chính trị, dân tộc đó phải có một nền văn hoá và nền văn hoá ấy phải mang đậm những nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
    Ngay từ buổi đầu hình thành và phát triển văn hoá đã có vị trí vai trò hết sức quan trọng, nó có quyết định trong việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất năng lực thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu tình cảm cho quần chúng nhân dân.
    Trong thời đại hiện nay, văn hoá đã trở thành những mối quan tâm lớn của các quốc gia, các dân tộc đang tìm cho mình một con đường phát triển đất nước và xã hội được coi là một nhân tố quan trọng quyết định đến tính bền vững của sự phát triển.
    Một vấn đề nóng bỏng hiện nay được coi là vấn đề sống còn của một nền văn hoá, của một dân tộc. Đây là vấn đề bức thiết đang diễn ra không chỉ riêng đối với một dân tộc hay một quốc gia nào đó, mà đang diễn ra trên toàn thế giới đó là: “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”.
    Trong thời kỳ đổi mới đất nước, văn hoá được Đảng và Nhà nước ta coi là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết trung ương 5 khoá VIII của Đảng khẳng định: Tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần dân tộc ta coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
    Hiện nay xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau cộng với sự bùng nổ thông tin truyền thông đang làm nguy cơ đồng hoá các nền văn hoá, sự khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc chẳng những giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn rất cần thiết cho bảo vệ độc lập và tự do của mỗi dân tộc đi liền với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại làm giàu thêm nền văn hoá Việt nam. Ngăn chặn đấu tranh xâm nhập của các hoá phẩm độc hại, bảo vệ nền văn hoá ra đời từ rất sớm, cùng với sự hình thành của dân tộc và được truyền từ đời này sang đời khác một cách bình dị nhưng rất phong phú và đa dạng, thể hiện sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc. Đó là nền văn hoá của quần chúng lao động, ra đời trong quá trình sản xuất và chiến đấu. Vì vậy văn hoá dân gian các dân tộc bao giờ cũng là cội nguồn của mỗi dân tộc, đậm đà và trong sáng nhất.
    Ngày nay trước những biến đổi của xã hội, nền văn hoá của dân tộc đang bị coi nhẹ, lớp trẻ hiện nay đang có xu thế thích hợp nền văn hoá hiện đại, văn hóa phương tây: Hơn thế nữa do văn hoá dân gian chưa phát huy hết thế mạnh của mình, các đoàn nghệ thuật, các chương trình văn hoá dân gian chưa mang lại cho quần chúng nhân dân những tiết mục hay, đặc sắc vì thế chưa khơi dạy được niềm đam mê, yêu thích văn hoá dân tộc. Các di sản văn hoá chưa được bảo tồn thật tốt, việc ttùng tu ít nhiều làm sai lệch với khuôn mẫu ban đầu, tuy sặc sỡ nhưng không trang nghiêm, ở nhiều địa phương người dân thậm trí không biết về các di sản văn hoá của địa phương mình, không biết hát các làn điệu dân ca vùng mình, hay các phong tục tập quán Các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm thoả đáng dến việc tôn tạo, bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá dân tộc. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là việc rất cần thiết, đòi hỏi các cấp các nghành có trách nhiệm tìm tòi, bảo vệ các di sản cùng góp phần làm văn hoá dân tộc Việt nam luôn đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đồng thời khẳng định vị trí của văn hoá trong đời sống tinh thần xã hội, và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.
    Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không phải là của riêng từng cá nhân mà là của chung tất cả mọi người. Nước ta nói chung và huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn nói riêng, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thanh niên là một vấn đề cấp bách, quan trọng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần giáo dục thế hệ trẻ hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng phát huy hết khả năng của người làm chủ vận mệnh của đất nước.
    Vì lý do trên và là người cán bộ Đoàn trong tương lai với mong muốn được đóng góp một phần sức mình vào sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở địa phương. Từ lòng say mê văn hoá dân tộc, muốn được đi sâu tìm hiểu nó và muốn giúp cho đoàn viên, thanh thiếu niên nhận thức đầy đủ về văn hoá dân tộc và trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội của nhân dân các dân tộc địa phương, nên tôi chọn đề tài: “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” làm chuyên đề tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn- Hội- Đội tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.






    MỤC LỤC
    lời cảm ơn 1
    phần mở đầu 2
    I. Lý do chọn chuyên đề: 2
    II. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: 4
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề: 4
    IV. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề: 4
    V. Khách thể nghiên cứu 4
    VI. Phạm vi nghiên cứu 4
    VII. Phương pháp nghiên cứu 4
    phần nội dung 5
    Phần thứ nhất: Cơ Sở lý luận và cơ sở thực tiễn 5
    Chương I: quan điểm của chủ nghĩa mác- lênin, tư tưởng hồ chí minh và đảng cộng sản việt nam về việc giữ 5
    gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 5
    i. Cơ sở lý luận 5
    1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 5
    2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 7
    3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 10
    4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 13
    phần thứ hai 16
    chương ii: thực trạng hoạt động của đoàn thanh niên huyện hữu lũng - tỉnh lạng sơn trong việc giữ gìn 16
    và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 16
    I. Cơ sở thực tiễn 16
    1. Đặc điểm tình hình địa phương 16
    2. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Đoàn thanh niên huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn. 19
    3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực trạng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 24
    Chương III 27
    giải pháp và kiến nghị 27
    I. Giải pháp 27
    1. Một số giải pháp nhằm giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn. 27
    II. Kiến Nghị 29
    1. Những kiến nghị nhằm gúp phần giữ vững và phỏt huy bản sắc văn húa dõn tộc. 29
    KẾT LUẬN 34
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37



    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...