Luận Văn Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954 -1975)

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài

    Như chúng ta đã biết đoàn kết quốc tế là một truyền thống vô cùng quý báu, là bài học lịch sử vô giá trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thắm nhuần được truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc, ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã tiếp thu, vận dụng và phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong suốt chặng đường cách mạng Việt Nam, từng bước đưa cách mạng Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử thách lớn, giàng thắng lợi hoàn toàn, thống nhất nước nhà và tiến lên xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như ngày hôm nay. Đoàn kết quốc tế đã trở thành một phương châm hành động và nó cũng là một trong những nhân tố cơ bản, có tính quyết định bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng nước nhà, góp phần làm nên những mốc son chói lọi, những trang sử hào hùng trong lịch sử dân tộc. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991, cương lĩnh đã tổng kết năm bài học của cách mạng nước ta, trong đó có bài học “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: Đoàn kết toàn đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế”. Tập hợp lực lượng cho bất kỳ một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nào cũng có hai bình diện: quốc gia và quốc tế. Nếu tranh thủ được sự ủng hộ, liên hiệp hành động của các lực lượng quốc tế, thì sức mạnh của dân tộc sẽ được tăng lên gấp bội.
    Do vây, song song với chủ trương tập hợp sức mạnh dân tộc, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm tới mặt trận quốc tế tập hợp lực lượng, tranh thủ mở rộng đoàn kết và ủng hộ quốc tế cho sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Nếu đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của dân tộc thì đoàn kết quốc tế làm tăng thêm sức mạnh cho các dân tộc Vì vậy từ rất sớm xhủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: “Cách mạng An Nam cũng là một phận trong cách mệnh thế giới. Ai là cách mệnh thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. Đảng ta luôn nhận thức và thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng trong nước với phong trào cách mạng và lực lượng tiến bộ trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
    Trong cương lĩnh chính trị năm 1930 và cương lĩnh năm 1991, Đảng ta luôn quan tâm nhiệm vụ đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại một nhiệm vụ chiến lược. Và cũng nhờ vào truyền thống quý báu đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân dân ta tiêu diệt, làm tan rã và xóa bỏ toàn bộ bộ máy chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi cuối cùng, thắng lợi này đã mở ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam.-giai đoạn cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một chiến công lớn của thế kỷ XX, Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, là một thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Góp phần vào thắng lợi trường kỳ đó, có nhiều yếu tố và Đoàn kết quốc tế cũng là một trong những nguyên nhân cực kỳ quan trọng dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Với tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954 -1975)”
    2. Lịch sử vấn đề
    Liên quan đến đề tài “Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954 -1975)” có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau đây:
    - Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể tác giả là các nhà ngoại giao, các chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế ở nước ta. Cuốn sách làm sống lại những sự kiện đối ngoại chủ yếu của Đảng, nhà nước ta và ngoại giao nhân dân trong nữa cuối của thế kỷ XX
    - Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội-1998, do tác giả ILYA V. GAIDUK. Cuốn sách đã nêu bật lên mối quan hệ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu những hoạt động của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
    - Quan hệ Việt Nam -Trung Quốc những sự kiện 1961-1970, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nôi, 2006, tác giả là TS. Nguyễn Đình Liêm. Đây là một tập “tư liệu lịch sử” đã sơ bộ được hệ thống hóa một cách khoa học về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm 1961-1970
    - Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế, Nhà xuất bản quân đội nhân dân Hà Nội, 2000 của hai tác giả Phan Ngọc Liên và Trịnh Vương Hồng. Trong cuốn sách này các tác giả đã tổng hợp tất cả những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh qua các thời kỳ lịch sử, những chính sách ngoại giao hết sức mềm dẻo của Bác Hồ.
    Thế nhưng các tác giả này nghiên cứu ở một góc độ khác nhau, chủ yếu là thiên về lĩnh vực ngoại giao. Trên cơ sở những tài liệu này và một số tài liệu đáng tin cậy khác, ở đây tôi xin đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể những hoạt động đoàn kết quốc tế của Đảng ta trong giai đoạn 1954-1975.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Như chúng ta đã biết đoàn kết quốc tế là trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của cả quá trình cách mạng Việt Nam và nó cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới ngày nay. Xuyên suốt chặng đường cách mạng Việt Nam, cũng như trong quá trình đổi mới Đoàn kết quốc tế cùng với đoàn kết dân tộc đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam, đất nước Việt Nam vượt qua nhiều thử thách, khó khăn đi đến thành công như ngày hôm nay.
    Với phạm vi là một đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi chỉ đề cập đến những hoạt động đoàn kết quốc tế của Đảng ta trong giai đoạn 1954-1975. Từ đó rút ra ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm thiết thực để vận dụng những thành tựu đó vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.
    4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    Thực hiện đề tài: “Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954 -1975)”, tôi xác định cần đạt được các mục đích, nhiệm vụ sau đây:
    Mục đích
    - Góp phần khẳng định giá trị của đoàn kết quốc tế trong cách mạng Việt Nam.
    - Làm rõ vai trò, tầm quan trọng của Đoàn kết quốc tế trong cách mạng Việt Nam (1954-1975)
    - Rút ra ý nghĩa, bài học kinh nghiệm cho hoạt động Đoàn kết quốc tế trong cách mạng Việt Nam (1954-1975)
    - Mặc khác, nghiên cứu hoàn thành đề tài này giúp tôi làm quen được với việc nghiên cứu khoa học, cũng như trang bị cho tôi thêm về mặt kiến thức và có thể sử dụng luận văn này làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
    Nhiệm vụ
    - Phân tích những lý luận chung và những cơ sở hình thành tư tưởng Đoàn kết quốc tế của Đảng ta
    - Hệ thống và đi sâu vào làm rõ những hoạt động Đoàn kết quốc tế của Đảng ta trong giai đoạn 1954-1975, một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước.
    - Đánh giá, nhận xét những hoạt động Đoàn kết quốc tế trong cách mạng Việt Nam (1954-1975)
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được những mục đích yêu cầu đề ra, trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
    - Phương pháp lịch sử
    - Phương pháp logic
    - Phương pháp phân tích- tổng hợp
    6. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương:
    - Chương 1: Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động đoàn kết quốc tế của Đảng ta
    - Chương 2: Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954-1975)
    - Chương 3: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...