Luận Văn Đô thị hoá và an ninh cuộc sống của cư dân vùng chuyển dịch sang đô thị nhìn từ thực tiễn đô thị hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Từ những tồn tại của thực tiễn đô thị hóa tại Tp. HCM bài viết tập trung
    phân tích và cảnh báo những nguy cơ dẫn đến mất an ninh trong cuộc sống của cư dân vùng
    đô thị hóa. Khi không còn đất để canh tác (do đất bị chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp
    hoặc không thể canh tác được vì ô nhiễm) nông dân vùng đô thị hóa không còn là nông dân
    nữa nhưng họ không được chuẩn bị để trở thành lực lượng lao động trong cơ cấu kinh tế đô
    thị đẫn đến những bế tắc và mất an ninh cả về kinh tế, xã hội, văn hóa. Hệ quả này còn tác
    động sâu sắc đến thế hệ trẻ con cái của họ và đó thực sự là dây cháy chậm của một nguy cơ
    mất an ninh xã hội đang tích nén do những bất cập diễn ra trong quá trình đô thị hóa ở Tp.
    HCM nói riêng, Việt Nam nói chung.
    Ngày nay đô thị hoá là một cụm từ
    nóng bỏng ở Việt Nam cũng như ở các
    nước đang phát triển. Đô thị hoá là quá
    trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là
    sự chuyển dịch sử dụng đất đai, phân công
    lao động xã hội, thay đổi môi trường xã hội
    từ nông thôn sang đô thị. Khu vực chịu
    nhiều tác động nhất của sự chuyển dịch
    này là vùng nông thôn đô thị hoá đặc biệt
    là đời sống kinh tế, văn hoá xã hội và môi
    trường của người dân các khu vực này. Sự
    thành công của đô thị hoá do đó không chỉ
    là các con số về sự phát triển cơ sở hạ tầng,
    đường cao tốc, nhà cao ốc, các khu chế
    xuất, khu công nghiệp mà còn phải bao
    gồm cả sự chuyển dịch thành công cư dân
    nông thôn vùng đô thị hoá sang cư dân đô
    thị. Rõ ràng là, trọng tâm của việc chuyển
    dịch một vùng nông thôn sang đô thị (đô
    thị hoá) chính là chuyển dịch được toàn thể
    môi trường xã hội (cơ sở hạ tầng kỹ thuật
    và hạ tầng xã hội), cơ cấu kinh tế và chủ
    nhân của khu vực nông thôn đô thị hoá ấy
    trở thành môi trường, cơ cấu kinh tế và cư
    dân của đô thị.
    Thực tế đô thị hoá ở nước ta cho thấy
    khâu yếu kém nhất của sự chuyển dịch
    sang đô thị của chúng ta chính là việc
    không chuyển dịch được cư dân ở vùng đô
    thị hoá thành cư dân đô thị. An ninh cuộc
    sống của cư dân vùng đô thị hoá đã không
    được đảm bảo cả về kinh tế, xã hội và văn
    hoá trong quá trình đô thị hoá này.
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 15 - 2009
    Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 19
    Trước hết về kinh tế, ruộng đất nông
    nghiệp - tư liệu sản xuất quan trọng nhất
    của người nông dân phải chuyển dịch sang
    thành đất phi nông nghiệp trong cơ cấu
    kinh tế đô thị.
    Sự chuyển dịch này tác động mạnh mẽ
    đến cuộc sống của người dân và an ninh
    kinh tế của cư dân vùng đô thị hoá chỉ có
    thể được đảm bảo khi cùng với sự chuyển
    dịch đất đai này là sự chuyển dịch người
    lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản
    xuất phi nông nghiệp hoặc được nâng cấp
    chuyển đổi sang sản xuất kinh tế nông
    nghiệp đô thị.
    Nhưng trên thực tế, người lao động ở
    khu vực đô thị hoá ít có khả năng tham gia
    vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
    khu vực họ sinh sống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...