Tiến Sĩ Đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2011

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Thời kỳ thuộc địa ở Việt Nam với đầy biến động chính trị và những
    đổi thay to lớn về kinh tế - xã hội đã đặt ra những vấn đề nghiên cứu cho giới
    khoa học ở nhiều lĩnh vực, nhất là khoa học lịch sử.
    Chính sách cai trị cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của thực
    dân Pháp đã gây ra những tác động đa chiều đối với kinh tế - xã hội Việt
    Nam trên khắp các vùng trong cả nước, trong đó địa bàn đô thị là một trong
    những nơi phản ánh sinh động nhất những tác động này. Cuối thế kỷ XIX
    đầu thế kỷ XX, rất nhiều đô thị cổ Việt Nam hình thành và phát triển dưới
    chế độ phong kiến đã biến đổi mạnh mẽ dưới tác động của chính sách thuộc
    địa của Pháp, sau đó là Nhật để trở thành những đô thị hiện đại mang đậm
    màu sắc thuộc địa. Tuy nhiên, ở từng địa phương, trong từng khu vực cụ
    thể, hình thức và mức độ của những tác động này lại có nhiều điểm khác
    biệt bên cạnh những nét tương đồng.
    Hải Dương thời thuộc địa là một tỉnh lớn của Bắc Kỳ, nằm ở khu
    vực trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thủ phủ của tỉnh là một
    trong số những đô thị lớn trong vùng và từ cuối năm 1923 đã được chính
    quyền thuộc địa cho hưởng quy chế của thành phố cấp 3, thành phố lớn thứ
    tư ở Bắc Kỳ. Trước khi bị thực dân Pháp chiếm đóng và cai trị (1883), đô
    thị Hải Dương đã có quá trình hình thành và phát triển 80 năm (1804-1883)
    dưới chế độ phong kiến Nguyễn. Quá trình cai trị của thực dân Pháp và phát
    xít Nhật đã làm cho Hải Dương biến đổi dần từ một đô thị cổ phong kiến
    thành một đô thị thuộc địa. Quá trình chuyển biến đó diễn ra như thế nào?
    chịu ảnh hưởng của những nhân tố gì? kết quả và xu hướng phát triển ra
    sao? . Đó là những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu.
    Đô thị Hải Dương thời thuộc địa là một trong những đô thị điển hình
    của khu vực Bắc Kỳ. Do đó, nghiên cứu những biến đổi của đô thị Hải Dương
    thời kỳ thuộc địa sẽ góp phần làm rõ hơn những đặc trưng của đô thị thuộc địa
    ở Bắc Kỳ nói chung và ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng.
    Qua đó làm sinh động thêm bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ thuộc
    địa và lý giải một số vấn đề của lịch sử dân tộc ở thời kỳ này, góp phần nhìn
    nhận và đánh giá khách quan hơn những tác động của công cuộc cai trị và
    khai thác do thực dân Pháp và phát xít Nhật tiến hành ở Việt Nam.
    Hiện nay, vấn đề đô thị, đô thị hóa và quản lý đô thị đang đặt ra
    nhiều bài toán cần được giải đáp. Nghiên cứu cụ thể về chính sách quản lý
    và hoạt động quy hoạch đô thị của người Pháp ở Hải Dương, trên cơ sở đó
    đánh giá khách quan, khoa học về những kết quả đạt được và các mặt còn
    tồn tại, lý giải nguyên nhân của thực trạng đó sẽ góp phần giúp các nhà
    quản lý, hoạch định chính sách ở Việt Nam rút ra những bài học kinh
    nghiệm cần thiết và bổ ích.
    Với những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Đô thị Hải Dương thời
    kỳ thuộc địa (1883-1945)
    ” làm luận án tiến sĩ.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Về quá trình phát triển của đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa, đã có
    một số công trình nghiên cứu đề cập ít nhiều trên những khía cạnh và từ các
    góc độ khác nhau.
    Trước năm 1945, những nghiên cứu xung quanh vấn đề này chủ yếu
    được tiến hành bởi các quan chức (người Pháp và người Việt) của chính
    quyền thuộc địa ở Hải Dương. Đó là những nghiên cứu sơ bộ của quan chức
    Pháp về các khu vực trong tỉnh Hải Dương như:“Notice sur les
    circonscription dépendant directement de Hải Dương” và “Notice sur les
    huyen de Cẩm Giàng, Hiệp Sơn, Kim Thành et centre administratif de Yên
    Lưu, province de Hải Dương” (1901) hiện lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc
    gia I. Một số công trình nghiên cứu khác như:“L’essor de la ville de Hải
    Dương 1923- 1927” của Công sứ Alfred Bouchet (Nhà in Đông Dương, Hà
    Nội, 1928) ; “Địa dư huyện Cẩm Giàng” của Tri huyện Cẩm Giàng Ngô Vi
    Liễn (Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội, 1931); hay các báo cáo: “Notice sur la
    province de Hải Dương” của Tổng đốc Hải Dương (1932) và “La province
    de Hải Dương” của Phó Công sứ Dilleman (1932).
    Sau năm 1945, trong một thời gian khá dài ít có những nghiên
    cứu về tình hình Hải Dương nói chung. Từ cuối những năm 80 trở lại
    đây, công tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử trong tỉnh Hải Dương mới
    được quan tâm hơn nên đã có nhiều công trình nghiên cứu được xuất
    bản. Trong số đó có một số công trình tiêu biểu có nội dung đề cập đến
    các vấn đề liên quan đến đề tài như: “Sơ thảo lịch sử phong trào công
    nhân và công đoàn thị xã Hải Dương 1902 - 1988” (Ban Chấp hành
    Liên đoàn Lao động thị xã Hải Dương xuất bản, 1990); “Lịch sử đấu
    tranh vũ trang cách mạng thị xã Hải Dương – Tập 1(1930 – 1954)”
    (Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hải Dương xuất bản, 1990); “Sự hình
    thành và phát triển của thành phố Hải Dương” của tác giả Phan Trọng
    Báu, trong chuyên khảo “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận
    đại” - Tập II (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992); “Lịch sử thị xã
    Hải Dương” do Phạm Quí Mùi chủ biên (Ban Thường vụ Thị ủy Hải
    Dương xuất bản, 1994); “Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Dương (1930
    – 2004)” (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Dương xuất bản,
    2004); “Thành phố Hải Dương quá trình hình thành và phát triển” của
    tác giả Tăng Bá Hoành (Tạp chí Xưa và nay, số 223, 2004); “Địa chí
    Hải Dương” (3 tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008); “Nhà tù
    Hải Dương 70 năm dưới chế độ thực dân Pháp (1884-1954)” (Ban liên
    lạc tù chính trị nhà tù Hải Dương xuất bản, 2008)
    Ngoài ra, còn có khá nhiều bài viết trên các báo, tạp chí của địa
    phương có nội dung phản ánh về các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể
    thao của đô thị Hải Dương xưa và một số di tích trên địa bàn.
    Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chưa có một công trình khoa học
    nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về đô thị Hải Dương thời kỳ
    thuộc địa. Do vậy, đề tài luận án không trùng lặp với bất cứ công trình
    nghiên cứu nào đã được công bố trước đây.
    3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu về đô thị Hải Dương thời
    kỳ thuộc địa, luận án giúp người đọc có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về các
    đô thị thuộc địa ở Bắc Kỳ nói chung và ở khu vực đồng bằng sông Hồng nói
    riêng, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch và
    quản lý đô thị hiện nay.
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc
    địa (1883-1945) trong vai trò là thủ phủ của tỉnh Hải Dương.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là
    địa bàn đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa, căn cứ theo địa giới hành chính
    được quy định bởi chính quyền thuộc địa trong từng giai đoạn cụ thể.
    + Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về đô thị Hải Dương
    chủ yếu trong thời gian từ khi Pháp đánh chiếm thành Hải Dương (19-8-
    1883) và bắt đầu quá trình cai trị đến khi khởi nghĩa giành chính quyền ở
    thành phố Hải Dương giành thắng lợi (18/8/1945).
    - Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
    + Những cơ sở tiền đề cho sự hình thành, phát triển của đô thị Hải
    Dương thời kỳ thuộc địa và những yếu tố tác động cụ thể trong từng giai đoạn.
    + Những biến đổi của đô thị Hải Dương dưới chế độ cai trị thuộc địa
    và sự khác nhau trong từng giai đoạn trên các phương diện chủ yếu như:
    thiết chế chính trị và chính sách quản lý đô thị; quy hoạch và diện mạo đô
    thị; các hoạt động kinh tế; tình hình chính trị, xã hội và lối sống, văn hóa.
    + Trên cơ sở những nghiên cứu thực tế, rút ra các nhận định khoa
    học về quá trình hình thành, phát triển của đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc
    địa, đồng thời đưa ra những đánh giá khách quan về tác động của chính sách
    khai thác thuộc địa và kết quả hoạt động của chính quyền thuộc địa trong
    vai trò quản lý đô thị Hải Dương trên các lĩnh vực.
    4. Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu.
    - Nguồn tài liệu:
    Nguồn tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án bao gồm:
    + Các tác phẩm sử học được biên soạn bởi Quốc sử quán và Nội các
    triều Nguyễn.
    + Tài liệu văn kiện Đảng và tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng ở
    Việt Nam.
    + Các sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, luận văn, luận án,
    bài nghiên cứu, thông
    Những kết luận mới của luận án:
    - Đô thị Hải Dương thời thuộc địa được xây dựng và phát triển trên nền tảng của đô thị Hải Dương thời phong kiến, chịu tác động trực tiếp của chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp – phát xít Nhật, cộng với những biến động của tình hình thế giới và trong nước.
    - Quá trình phát triển của đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa chia làm 2 giai đoạn (1883-1923 và 1923-1945) với những nét khác biệt rõ rệt.
    - Chính sách quản lý đô thị của chính quyền thuộc địa Pháp ở Hải Dương có nhiều điểm tiến bộ, văn minh và ít nhiều tạo được những tác động tích cực, nhưng tất cả đều xuất phát từ lợi ích chính trị, kinh tế của người Pháp, nhằm mục đích phục vụ cho chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân tư bản Pháp.
    - Hoạt động quy hoạch đô thị Hải Dương thời thuộc địa tuy không được thực hiện đến nơi đến chốn và chưa thật sự thành công, nhưng nhìn chung đã thể hiện một quan niệm mới, cách nhìn mới về đô thị, đạt được một số kết quả và để lại nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích.
    - Kinh tế - xã hội đô thị Hải Dương có sự chuyển biến theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng chưa đủ mạnh nên đô thị vẫn mang đậm tính chất một đô thị thuộc địa.
    - Sự phát triển của đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa không đủ mạnh, chưa thỏa mãn được ý muốn chủ quan của người Pháp và cũng chưa phản ánh đúng vị thế, vai trò và tiềm năng của nó; sức hút và ảnh hưởng của đô thị do đó còn hạn chế.
    - Thành phố Hải Dương ngày nay phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng; tiềm năng và lợi thế vốn có của thành phố đang được tận dụng và phát huy đúng hướng. Nhờ đó, vị thế của thành phố đang dần được khẳng định và nâng lên trong vùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...